Lưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai. Vì dụ: Từ CÂY trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm như đã đọc lên ([kej1]), và từ này có nội dung, có nghĩa của nó. 1. Khái niệm nghĩa (sense) của từ đã được nêu ra từ lâu và cũng đã có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, việc nêu lại và bình luận các quan niệm về nghĩa, chúng ta đành tạm gác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm về nghĩa của từ Khái niệm về nghĩa của từLưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) v àmặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai.Vì dụ: Từ CÂY trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm nh ư đã đọc lên ([kej1]), và t ừnày có nội dung, có nghĩa của nó.1. Khái niệm nghĩa (sense) của từ đã được nêu ra từ lâu và cũng đã có nhiềucách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, việc n êu lại và bình luận cácquan niệm về nghĩa, chúng ta đành tạm gác sang một bên và cho cách trình bàyở đây đỡ cồng kềnh, phức tạp.2. Để trả lời câu hỏi chính Nghĩa của từ là gì?, trước hết ta phải trở lại vớibản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải nói lên, phải đại diện cho,phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó.2.1. Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vàođúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ítnhiều anh ta cũng biết đ ược những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anhta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng v ới các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đócho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó.Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải l à người Việt, nói hoặc nghe một từ,như CÂY chẳng hạn, mà anh ta có thể: Quy chiếu, gắn được từ câyvào mọi cái cây bất kì trong thực tại đời sống; Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre,... Dùng từ cây trong giao tiếp, phát ngôn,... đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.Ta nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt.Cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm nghĩa của từ là nhữngliên hệ. Tuy nhiên, đó không phải là những liên hệ logic tất yếu, mà là nhữngliên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi những cộn g đồngngười bản ngữ.Mỗi khi học nghĩa của một từ, cúng ta đều học bằng cách li ên hội từ với nhữngcái mà nó chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động, hoặc thuộc tính,...mà từ đó làm tên gọi cho nó). Mặt khác, nghĩa của từ c ùng được học thông quahoặc liên quan với vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sửdụng.Thuở nhỏ, ta thấy một cái cây bất kì chẳng hạn, ta hỏi đó là cái gì và được trảlời đó là là cái cây. Dần dần, nay với cây này, mai với cây khác, ta li ên hộiđược từ CÂY của tiếng Việt với chúng. Thế rồi, b ước tiếp theo nữa, ta d ùngđược từ cây trong các phát ngôn nh ư trồng cây, chặt cây, t ưới cây, cây đổ,cây cau, cây hoa,... và tiến tới hiểu cây là loài thực vật, có thân, rễ, lá, hoặchoa, quả,... Vậy là ta đã hiểu được nghĩa của từ CÂY.Đến đây, có thể phát biểu vắn tắt lại nh ư sau: Nói chung, nghĩa của từ là nhữngliên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái m à nó (từ)chỉ ra (những cái mà nó làm tín hi ệu cho).2.2. Câu hỏi tiếp theo là: Nghĩa của từ tồn tại ở đâu?Ta đã thừa nhận và chứng minh bản chất tín hiệu của từ, rằng nó có hai mặt:mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bóvới nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này thì cũng không cómặt kia. Vậy nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngônngữ. Nó là cái phần nửa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng, trở thànhnhững thực thể vật chất -tính thần.Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ óc của con ng ười. Trong ýthức, trong tư duy của con người chỉ có những hoạt động nhận thức, hoạt độngtư duy,... mà thôi. Điều này ngụ ý rằng: Trong ý thức, trong bộ óc trí tuệ củacon người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải l à nghĩa củatừ.Từ những điều trên đây, suy tiếp ra rằng những lời trình bày, giải thích trong từđiển, cái m à ta vẫn quen gọi là của từ trong từ điển, thực chất là những lời trìnhbày tương đối đồng hình với sự hiểu biết của ta về nghĩa của từ m à thôi.3. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ cũngkhông phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ,người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:3.1. Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặchiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiệntượng, thuộc tính, hành động,... đó, người ta gọi l à biểu vật hay cái biểu vật(denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu h ình hay vô hình,có bản chất vật chất hoặc p hi vật chất. Ví dụ: đất, trời, m ưa, nắng, nóng, lạnh,ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,...3.2. Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ýnghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặtmấy tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sựphản ánh các thuộc tính của biểu vật v ào trong ý thức của con người).3.3. Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác địn ...