Khái quát hệ thống logistics quốc gia
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 510.65 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Khái quát hệ thống logistics quốc gia" đề cập đến một số vấn đề cơ bản về hệ thống logistics và vai trò của nó đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nền kinh tế quốc dân và vùng lãnh thổ. Hệ thống logistics Quốc gia bao gồm thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logistics, thị trường và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát hệ thống logistics quốc gia KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng Học viện chính trị khu vực 1 TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hệ thống logistics Quốc gia bao gồm thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với môi trường logistics Quốc gia phát triển sẽ tạo cho các ngành và các địa phương thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và kinh doanh. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề cơ bản về hệ thống logisitcs và vai trò của nó đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nền kinh tế quốc dân và vùng lãnh thổ. Từ khóa: Hệ thống logistics Quốc gia, thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường logistics 1. Khái quát hệ thống logistics Theo từ điển bách khoa cho rằng: 'Hệ thống' là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể'. Để nhận biết phần tử của một hệ thống, người ta thường căn cứ vào hai đặc trưng sau để xác định: mỗi phần tử phải có chức năng nhất định và mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó. Theo bussinessdictionary.com cho rằng 'hệ thống' được coi là bao gồm tập hợp các phương pháp, quy trình, và các bước tuần hoàn được xây dựng hoặc hình thành để thực hiện các hoạt động cụ thể hoặc thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn. Hoặc 'hệ thống' là một cấu trúc được tổ chức chặt chẽ, có mục đích được coi như là 'một tổng thể' gồm tất cả các thành tố có mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau (thực thể, các thành tố, các thành viên, và các phần…) Những thành tố này có ảnh hưởng lẫn nhau gián tiếp hoặc trực tiếp một cách liên tục nhằm duy trì hoạt động của họ và sự tồn tại của hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu của nó, đó là mục đích của hệ thống. Như vậy, theo định nghĩa này một hệ thống có: 72 a. Đầu vào, đầu ra, các cơ chế phản hồi; b. Duy trì các trạng thái sẵn sàng bên trong cho dù có những thay đổi của môi trường bên ngoài; c. Thể hiện các tính chất riêng của toàn bộ hệ thống và những tính chất này không riêng gì cho từng thành tố riêng lẻ của hệ thống. d. Có những giới hạn được xác định bởi những người quan sát hệ thống. Hệ thống tuân thủ những quy luật, những quy luật này sẽ không nhận dạng được nếu phân chia hệ thống thành các phần khác nhau, và hệ thống sẽ trục trặc khi một thành tố của hệ thống bị loại bỏ hoặc thay đổi đáng kể. Cùng với nhau các phần tử của hệ thống tạo thành sự liên kết và phương thức thống nhất để nhìn nhận và giải thích toàn bộ tổng thể của hệ thống. Như vậy, đối với hệ thống logistics thường phải có được các tính chất của một hệ thống gồm có đầu vào, đầu ra, có tính chất riêng của toàn bộ hệ thống, tuân thủ các quy luật và các thành tố của hệ thống, liên kết với nhau và có tính trồi của hệ thống. Các thành tố của hệ thống có sự liên kết với nhau chặt chẽ để tạo thành tính tổng thể. Do có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống logistics nên có nhiều định nghĩa và cách phân chia hệ thống này theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống logistics là sự kết hợp quản lý hai mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả Hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân là một tổng thể bao gồm tất cả các hoạt động liên hệ với nhau nhằm chuyển đưa nguyên vật liệu và hàng hóa từ tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung gian đến người sử dụng cuối cùng trong nền kinh tế. Hệ thống logistics trong nền kinh tế tích hợp các hoạt động thuộc nhiều chức năng của quá trình kinh doanh (thu mua, quản trị, phân phối hiện vật) và từ nhiều khu vực của nền kinh tế (sản xuất, vận tải, phân phối và thông tin liên lạc). Hoạt động trong hệ thống logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động cơ bản từ vận tải, kho bãi, gom hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán, thông tin liên quan đến hàng loạt các chủ thể công và tư nhân. Hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân hay hệ thống logistics quốc gia là tổng thể khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng1. (Sơ đồ 1). 1 (Theo Ruth Banomyong, ĐH Thammasat, Thai Lan 2007, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát hệ thống logistics quốc gia KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng Học viện chính trị khu vực 1 TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hệ thống logistics Quốc gia bao gồm thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với môi trường logistics Quốc gia phát triển sẽ tạo cho các ngành và các địa phương thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và kinh doanh. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề cơ bản về hệ thống logisitcs và vai trò của nó đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nền kinh tế quốc dân và vùng lãnh thổ. Từ khóa: Hệ thống logistics Quốc gia, thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường logistics 1. Khái quát hệ thống logistics Theo từ điển bách khoa cho rằng: 'Hệ thống' là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể'. Để nhận biết phần tử của một hệ thống, người ta thường căn cứ vào hai đặc trưng sau để xác định: mỗi phần tử phải có chức năng nhất định và mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó. Theo bussinessdictionary.com cho rằng 'hệ thống' được coi là bao gồm tập hợp các phương pháp, quy trình, và các bước tuần hoàn được xây dựng hoặc hình thành để thực hiện các hoạt động cụ thể hoặc thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn. Hoặc 'hệ thống' là một cấu trúc được tổ chức chặt chẽ, có mục đích được coi như là 'một tổng thể' gồm tất cả các thành tố có mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau (thực thể, các thành tố, các thành viên, và các phần…) Những thành tố này có ảnh hưởng lẫn nhau gián tiếp hoặc trực tiếp một cách liên tục nhằm duy trì hoạt động của họ và sự tồn tại của hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu của nó, đó là mục đích của hệ thống. Như vậy, theo định nghĩa này một hệ thống có: 72 a. Đầu vào, đầu ra, các cơ chế phản hồi; b. Duy trì các trạng thái sẵn sàng bên trong cho dù có những thay đổi của môi trường bên ngoài; c. Thể hiện các tính chất riêng của toàn bộ hệ thống và những tính chất này không riêng gì cho từng thành tố riêng lẻ của hệ thống. d. Có những giới hạn được xác định bởi những người quan sát hệ thống. Hệ thống tuân thủ những quy luật, những quy luật này sẽ không nhận dạng được nếu phân chia hệ thống thành các phần khác nhau, và hệ thống sẽ trục trặc khi một thành tố của hệ thống bị loại bỏ hoặc thay đổi đáng kể. Cùng với nhau các phần tử của hệ thống tạo thành sự liên kết và phương thức thống nhất để nhìn nhận và giải thích toàn bộ tổng thể của hệ thống. Như vậy, đối với hệ thống logistics thường phải có được các tính chất của một hệ thống gồm có đầu vào, đầu ra, có tính chất riêng của toàn bộ hệ thống, tuân thủ các quy luật và các thành tố của hệ thống, liên kết với nhau và có tính trồi của hệ thống. Các thành tố của hệ thống có sự liên kết với nhau chặt chẽ để tạo thành tính tổng thể. Do có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống logistics nên có nhiều định nghĩa và cách phân chia hệ thống này theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống logistics là sự kết hợp quản lý hai mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả Hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân là một tổng thể bao gồm tất cả các hoạt động liên hệ với nhau nhằm chuyển đưa nguyên vật liệu và hàng hóa từ tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung gian đến người sử dụng cuối cùng trong nền kinh tế. Hệ thống logistics trong nền kinh tế tích hợp các hoạt động thuộc nhiều chức năng của quá trình kinh doanh (thu mua, quản trị, phân phối hiện vật) và từ nhiều khu vực của nền kinh tế (sản xuất, vận tải, phân phối và thông tin liên lạc). Hoạt động trong hệ thống logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động cơ bản từ vận tải, kho bãi, gom hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán, thông tin liên quan đến hàng loạt các chủ thể công và tư nhân. Hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân hay hệ thống logistics quốc gia là tổng thể khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng1. (Sơ đồ 1). 1 (Theo Ruth Banomyong, ĐH Thammasat, Thai Lan 2007, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Phát triển hệ thống logistics quốc gia Hệ thống logistics quốc gia Cơ sở hạ tầng logistics Doanh nghiệp logistics Thị trường logistics Môi trường logistics quốc giaGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 148 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 66 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
21 trang 58 0 0
-
13 trang 57 0 0
-
18 trang 57 0 0
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 52 1 0