Danh mục

Khái quát về hệ thống giáo dục công cộng ở Mỹ từ mẫu giáo đến trung học

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ giáo dục Trung ương, hệ thống Giáo dục Công cộng ở Mỹ được soạn thảo và điều hành qua 3 cấp chính quyền: Liên bang, Tiểu bang và Địa bang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về hệ thống giáo dục công cộng ở Mỹ từ mẫu giáo đến trung họcKhái Quát Về Hệ Thống Giáo Dục Công Cộng Ở Mỹ Từ Mẫu Giáo Đến Trung Học By John Nguyễn Đình ChươngKhác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ Giáo Dục TrungƯơng, hệ thống Giáo Dục Công Cộng ở Mỹ được soạn thảo và điều hành qua 3 cấp chínhquyền: Liên Bang, Tiểu Bang, và Điạ Phương. Cấp Địa Phương chia ra thành những HọcKhu (School District). Từ Mẫu Giáo đến Trung Học, chương trình giảng dạy, ngân sách,giáo chức, và những chính sách giáo dục được quyết định bởi những thành viên của HộiĐồng Giáo Dục Học Khu do cử tri trong điạ hạt bầu ra chiếu theo những thẩm quyềnpháp định của Học Khu. Những thẩm quyền pháp định này phải tuân thủ theo luật lệ củaTiểu Bang (California Educational Code) và Liên Bang (No Child Left Behind Act). Dùchương trình học mỗi điạ hạt có thể khác nhau, học sinh đòi hỏi trải qua một cuộc thi trắcnghiệm theo một tiêu chuẩn thống nhất (Standardized Testing). Nếu kết quả của HọcKhu nào không đạt tiêu chuẩn thì Học Khu đó có thể không được nhận đủ ngân sách hoặccòn bị những chế tài khác. Nói cách khác, các Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục của HọcKhu có ảnh hưởng lớn lao đến phương hướng và cách phát triễn của học sinh trong HọcKhu mình. Do tầm mức quan trọng như thế, Hội Đồng Giáo Dục rất cần những nhân tàitrong Cộng Đồng có khả năng và tư chất để ra ứng cử nhằm đại diện Cộng Đồng để đề raphương hướng đúng đắn cho sự giáo dục của con em chúng ta.Ở California, tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tuổi được hưởng quyền lợi và trách nhiệm cưỡngbách giáo dục trong các trường công cộng miễn phí, không phân biệt nguồn gốc, chủngtộc, tôn giáo, màu da, tàn tật hoặc thiếu khả năng. Học Khu chịu trách nhiệm nhữngchương trình giáo dục như sau: Giáo Dục Tổng Quát (General Education), Giáo Dục ĐặcBiệt (Special Education), và Giáo Dục Căn Bản cho người lớn (Adult Basic Education).Chương trình Giáo Dục Tổng Quát bao gồm: Tiểu Học Cấp 1 từ Mẫu Giáo đến lớp 5(Elementary School), Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 8 (Middle School), và Cấp 3 từ lớp 9 đếnlớp 12 (High School). Tùy mỗi Học Khu, chương trình học có thể khác nhau nhưngnhững môn học chính (core) thường là: Khoa Học (Sinh Vật, Hoá Học, và Vật Lý), ToánHọc (Đại Số, Hình Học, và Tiền Tích Phân (pre-calculus)), Tiếng Anh, Khoa Học Xã Hội(Lịch Sử Thế Giới, Lịch Sử Mỹ, Kinh Tế Học, và Chính Trị), và Thể Thao Tổng Quát.Những môn học phụ tự chọn (elective) như: Nghệ Thuật, Nghệ Thuật Sân Khấu, GiáoDục Kỹ Thuật, Computer, Thể Thao Chuyên Môn, Báo Chí, Ngoại Ngữ, v.v.Thể theo đạo luật “Individuals with Disabilities Education Improvement Act”, luật phápqui định giáo dục cho những trẽ em tàn tật, hay là Giáo Dục Đặc Biệt, phải phù hợp vớitừng cá nhân và tùy thuộc nhu cầu và khả năng của từng em nhằm giúp các em có thểphát triển. Chương trình giáo dục này cũng hoàn toàn miễn phí. Khi được liệt vào trẽ emcần giáo dục đặc biệt, các em có thể bắt đầu những chương trình học đặc biệt “Bắt ĐầuSớm” từ 3 tuổi (Early Start Program). Trước 3 tuổi, các em củng có thể nhận được sựgiúp đỡ qua những chương trình của Regional Center chiếu theo Đạo Luật “LantermanAct”. (Không có nghĩa là trên 3 tuổi các em không được nhận giúp đỡ từ RegionalCenter nữa. Regional Center cũng chịu trách nhiệm cho các em từ 0 đến 22 tuổi.) Nếuphụ huynh nhận thấy con em mình không phát triển theo như lứa tuổi thì nên liên lạc vớinhà trường ngay để tìm ra một chương trình giáo dục thích hợp hơn cho con em.Chương trình Giáo Dục Căn Bản cho Người Lớn nhằm giúp những người trên 18 tuổi cócơ hội học thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự phát triễn của kinh tếvà xã hội. Những chương trình này có thể do Học Khu tổ chức hoặc được sự phối hợpcủa nhiều cấp chính quyền khác nhau dựng nên. Một thí dụ là chương trình dạy nghềRegional Occupation Program (ROP) được rất nhiều đồng hương biết đến.Dưới đạo luật “No Child Left Behind Act”, tất cả học sinh đều phải được kiểm tra đánhgiá trình độ theo một mực thước căn bản mỗi năm. Đạo Luật này cũng đòi hỏi học sinhvà nhà trường phải chứng tỏ có sự tiến bộ mỗi năm. Những học sinh năm lớp 11 hoặc 12có thể lấy thêm cái SAT hoặc ACT Test để kiểm tra, đánh giá khả năng của mình đểchuẩn bị lên Đại Học. Nếu đạt được kết quả tốt trong những kỳ thi này, các em sẽ đượcnhận vào những trường Đại Học có tiếng tăm. Đối với những học sinh cần giáo dục đặcbiệt, những Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Program hayviết tắt là IEP) cho từng em được lập nên bởi một Nhóm (Team) bao gồm: những chuyênviên giáo dục ở trường và phụ huynh học sinh. Những IEP này quyết định mục tiêu vànhu cầu cho sự tiến bộ của các em. Bởi vì tầm quan trọng của những IEP cả về giá trịthiết thực và giá trị pháp lý của nó, tất cả phụ huynh phải lưu ý tham gia và có ý kiếnđóng góp trong các IEP này.Chúng ta đã bàn sơ qua hệ thống giáo dục và quyền lợi mà luật pháp Mỹ bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: