Danh mục

Khái quát về Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.38 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước hết cần tìm hiểu bộ máy nhà nước là gì? bộ máy nhà nước là tổ chức của con người, hoạt động có ý chí, là hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới hiện nay không có mô hình nào là lý tưởng, tuy nhiên xuất phát từ đời sống xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau với những yếu tố tác động nhất định mà tổ chức bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia là không giống nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Việt Nam Khái quát về Nhà nước CHXHCN Việt Nam Khái niệm chung về Bộ máy nhà nước. 1. Bộ máy nhà nước. Nhà nước là một tổ chức văn minh của xã hội loài người. Đặc trưng cơ bản của nhà nước là nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ để cai quản, thiết lập quyền lực; nhà nước còn là một tổ chức công quyền, có bộ máy tổ chức, có quân đội, cảnh sát và ngoài ra, để thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội thì nhà nước phải giải quyết những vấn đề chung mang tính cộng đồng mà không tổ chức, cá nhân nào có thể làm được; nhà nước áp đặt ra pháp luật, quản lý, cai trị bằng pháp luật đồng thời để đảm bảo việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì nhà nước phải đặt ra các loại thuế và nhà nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia. Bản chất của nhà nước được thể hiện rõ nét nhất ở những định hướng họat động, chức năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế của nó. Do vậy, xuất phát từ chức năng của mình, để duy trì quyền lực thống trị, thực hiện được chức năng của mình thì nhà nước phải tổ chức ra một bộ máy để thực hiện chức năng của nhà nước. Bộ máy đó được gọi là bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là tổ chức của con người, hoạt động có ý chí, là hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới hiện nay không có mô hình nào là lý tưởng, tuy nhiên xuất phát từ đời sống xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau với những yếu tố tác động nhất định mà tổ chức bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia là không giống nhau. Theo cách hiểu chung nhất, Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định. Có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, có chức năng, thẩm quyền riêng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật nhằm tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước. - Nói tổng thể là nói đến số lượng nhiều, đa dạng. Nhưng tổng thể này không phải là phép cộng giản đơn mà được tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật quy định. Có những cơ quan nhà nước do Hiến pháp quy định nhưng cũng có những cơ quan nhà nước do Luật định. Những cơ quan nhà nước này nằm trong bộ máy nhà nước tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng cũng là góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.Tổng thể này là sự đảm bảo tính hệ thống và tạo thành chỉnh thể thống nhất. - Ngoài ra, các cơ quan nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định ( khác với các cơ quan, tổ chức khác của đoàn thể do điều lệ đoàn thể đó quy định); - Có mối liên hệ, tác động qua lại: TW-ĐF. Ví dụ: QH là cơ quan quyền lực nah2 nước cao nhất, QH bằng việc thông qua luật tổ chức HĐND ,UBND để quy định vị trí, tích chất pháp lý của các phường, xã, quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐND,UBND. 2. Cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, có thể là một người hoặc cũng có thể là nhiều người, do nhà nước thành lập nhằm để thực hiện một công việc, một phần công việc hay thực hiện những chức năng nhất định. Cơ quan nhà nước là bộ phận trong bộ máy nhà nước. Lênin quan niệm BMNN phải là một chỉnh thể thống nhất. Mỗi cơ quan trong Bộ máy nhà nước như là một bộ phận của chiếc đồng hồ, thiếu một bộ phận thì không thể vận hành được. Điều này nhằm mục đích nhấn mạnh BMNN phải hoàn thiện, hoàn chỉnh. Nhưng thực tiễn điều này là rất khó. Để phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác thì phải xác định các dấu hiệu đăïc trưng của nhà nước. Định nghĩa: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, có thể là một tập thể người ( QH,HĐND, UBND) 1 người (CTN) được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nhằm tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước . Các dấu hiệu đặc trưng của cơ quan nhà nước: - Các cơ quan nhà nước được thành lập theo một trình tự, thủ tục do Hiến pháp và pháp luật quy định; Tức là, được quy định trong văn bản pháp có hiệu lực pháp lý nhất định trên cơ sở thẩm quyền đã được Hiến pháp quy định hoặc không được trái với HP và luật. Chẳng hạn, các cơ quan đại diện nhà nước bao giờ cũng được thành lập thông qua bầu cử, do cử tri bầu ra chứ không bổ nhiệm, trình tự bầu cử do pháp luật quy định. Trong trường hợp bầu cử mà vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì kết quả bầu cử bị huỷ bỏ. Việc thành lập cơ quan nhà nước không phải là ý muốn chủ quan của một nhóm người, một thành phần dân cư nào trong xã hội mà nó phụ thuộc vào chức năng của nàh nước và căn cứ vào Hiến pháp. Ví dụ: Bộ có các Cục, Vụ , Viện… tương ứng với mộït Bộ thì có một Nghị định riêng của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức. Nếu muốn thành lập một cơ quan ở cấp Vụ mà trong Nghị định không nêu thì phải xin ý kiến của Thủ tướng CP. Thủ tướng CP ra quyết định thì Bộ đó được thành lập Vụ. Trong khi đó, việc thành lập một tổ chức xã hội nghề nghiệp như đoàn luật sư thì quy định đơn giản và thông thoáng hơn. - Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu, tổ chức, về cơ sở vật chất, tài chính; Cơ quan nhà nước duy trì hoạt động bằng chính ngân sách nhà nước; tức là, chi phí cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn duy nhất, chủ yếu là NSNN và phải nghiêm túc tuân theo chế độ thu, chi, quyết toán tài chính do pháp luật quy định. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi đối tượng và lĩnh vực địa bàn hoạt động) mang tính quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt cơ quan nhà nước với các cơ quan tổ chức khác bên ngoài xã hội và cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức nội tại bên trong cơ quan nhà nước. Quyền lực nhà nước là khả năng, ý chí chung của nhà nước tác động đến cá nhân, tổ chức có liên quan trên lãnh thổ nhà nước đó phải phục tùng. Nếu không phải chịu các biện pháp cưỡng chế. Tính quyền lực của cơ quan nhà nước được thể hiện thông qu ...

Tài liệu được xem nhiều: