Danh mục

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt ngữ học với tư cách là một ngành khoa học chỉ mới xuất hiện gần đây, khi nước ta giành được quyền độc lập dân tộc (1945), cùng với sự ra đời của các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng những quan sát, suy nghĩ về tiếng Việt thì đã có từ lâu. Cũng như mọi ngành khoa học khác, Việt ngữ học ra đời xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn chứ không phải từ những suy nghĩ trừu tượng. Bản tính của con người là tò mò, hiếu kì, luôn luôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1) Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1)Việt ngữ học với tư cách là một ngành khoa học chỉ mới xuất hiện gần đây, khinước ta giành được quyền độc lập dân tộc (1945), cùng với sự ra đời của cáctrường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng những quan sát, suy nghĩ vềtiếng Việt thì đã có từ lâu.Cũng như mọi ngành khoa học khác, Việt ngữ học ra đời xuất phát từ nhu cầu củathực tiễn chứ không phải từ những suy nghĩ trừu tượng.Bản tính của con người là tò mò, hiếu kì, luôn luôn quan sát, ham phá môi trườngsống xung quanh cũng như chính bản thân mình. Người Việt xa xưa đã chú ý tới sựkhác biệt trong lời nói của mình với lời nói của những người khác, sự khác biệttrong tiếng nói của làng mình với tiếng nói của làng khác. Những gì là của mình dobố mẹ truyền dạy; những gì là của làng mình, là cái chung của cả họ, của nhữngngười người hàng xóm thân thích, tắt lửa tối đèn có nhau,... đương nhiên sẽ đượcmọi người trân trọng, giữ gìn, không cho người khác xúc phạm (chửi cha khôngbằng pha tiếng).Khi dân tộc phát triển, người ta hướng tới những cái chung cho toàn dân tộc, màngôn ngữ chính là linh hồn của dân tộc. Vì thế, cái nhu cầu thôi thúc cần phảinghiên cứu tiếng Việt một cách sâu sắc xuất phát từ niềm tự hào về dân tộc vàtiếng nói dân tộc. Niềm tự hào dân tộc thể hiện ở chỗ mỗi dân tộc phải có nền vănhiến riêng. Trước khi chữ Nôm hình thành, dân tộc ta đã có một ngôn ngữ thànhvăn trên cơ sở chữ Hán, đã có một nền văn hoá khả quan, phục vụ đắc lực cho việcquản lí và điều hành xã hội, đã tạo ra một nền văn chương bác học với thơ, phú, ca,từ,... Tuy nhiên, cái ngôn ngữ thành văn này không thật sự bắt rễ bền chắc từ bảnthân cộng đồng(1). Nhu cầu đặt ra là phải xây dựng một nền văn hoá dân tộc dựatrên ngôn ngữ dân tộc. Chữ Nôm ra đời đánh dấu bước nhận thức mới sâu sắc hơnvề tiếng Việt.Nhờ có chữ Nôm, người ta mới có thể biết thêm về nhiều thói quen lời nói khácnhau, cả những thói quen lời nói ở rất xa mình. Nhờ có chữ Nôm, người ta mới cóđiều kiện quan sát tiếng Việt một cách hệ thống về nhiều mặt, chứ không chỉ nhậnthức rời rạc từng hiện tượng do thế hệ trước truyền lại.Trong quá trình phát triển, dân tộc ta đã tiếp xúc giao lưu với nhiều dân tộc khác.Muốn giao lưu, tiếp xúc với nhau thì trước hết là phải học hỏi ngôn ngữ của nhau.Trước đây, vào thời cổ, trung đại ở Việt Nam, không có trường lớp nào dạy tiếngViệt cả. Người Việt học tiếng Việt ngay từ lúc lọt lòng mẹ, thông qua thực tiễn xãhội. Tiếng Việt đã được người nước ngoài nghiên cứu do nhu cầu học tập vànghiên cứu nó như một ngoại ngữ.Vào thế kỉ XV, sứ thần Trung Quốc đi ra các nước và sứ thần các nước đến TrungQuốc ngày một nhiều. Vì thế, các cơ quan phiên dịch ở Trung Quốc như Hội thôngquán, Tứ Di quán, Tứ Dịch quán nối tiếp nhau ra đời để làm nhiệm vụ phiên dịchkhi giao tiếp. Các cuốn từ vựng đối chiếu tiếng Hán với một thứ tiếng khác đượclần lượt biên soạn, trong đó có cuốn An Nam dịch ngữ là cuốn từ vựng đối chiếutiếng Hán với tiếng Việt.Rồi nhu cầu dạy chữ Hán cho người Việt khiến nhiều người Việt Nam biên soạncác từ điển đối chiếu Hán–Nôm, nhờ đó mà nhận thức về tiếng Việt ngày càngphong phú, đa dạng.Nhu cầu học tiếng Việt của các giáo sĩ phương Tây bắt nguồn từ mục đích truyềnbá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam. Nhưng cũng chính nhờ đó mà chữ quốc ngữđược hình thành. Sự ra đời của chữ quốc ngữ, sự tiếp xúc với văn hoá phương Tâyđã khiến cho nhận thức về tiếng Việt biến đổi. Từ đây, tiếng Việt đã được quan sát,miêu tả trên cơ sở lí luận ngôn ngữ học hiện đại. Như ta biết, Việt Nam nằm trongkhối đồng văn với Trung Quốc, mà truyền thống ngôn ngữ học Trung Quốc thườngtập trung vào nhưng hướng nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu một số vấn đề về triết học ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề quan hệ  giữa tên gọi (danh) và hiện thực (thực), vấn đề xác định thế nào là câu. Nghiên cứu chữ Hán, truyền thống ngữ văn Trung Quốc gọi việc nghiên cứu  này là huấn hỗ học và tự thư học. Huấn hỗ học nhằm giải thích nghĩa của chữ, tự thư học giải thích hình của chữ. Nghiên cứu âm và vần tiếng Hán là nội dung nghiên cứu của âm vận học. Tiếp xúc với phương Tây, chúng ta dần dần làm quen với hệ thống thuật ngữ ngônngữ học mới mẻ: nguyên âm, phụ âm, âm vị, âm tố, thanh điệu, dấu câu, phongcách, chức năng, từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ tố, hình vị, chủ ngữ, vị ngữ, địnhngữ, bổ ngữ, câu đơn, câu ghép, từ loại, danh từ, động từ, tính từ,...Ngay các cuốn từ điển giải thích tiếng Việt cũng như các cuốn từ điển đối chiếutiếng Việt với một ngoại ngữ nào đó được biên soạn vào thời cận hiện đại cũng vậndụng những lí luận từ điển học mà ngôn ngữ học thế giới đã dày công tích luỹ.Khi tiếng Việt chưa được sử dụng trong giáo dục và h ...

Tài liệu được xem nhiều: