Danh mục

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 3)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giai đoạn hiện đại bắt đầu từ năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, khi tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước. Về đường hướng lí luận, nếu giai đoạn cận đại lệ thuộc vào truyền thống ngôn ngữ học châu Âu thì giai đoạn hiện đại là giai đoạn các nhà Việt ngữ học vận dụng tất cả các lí thuyết hiện đại nhất của ngôn ngữ học thế giới vào miêu tả tiếng Việt. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết chúng tôi xin liệt kê dưới đây những công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 3) Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 3)Giai đoạn hiện đại bắt đầu từ năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, khi tiếngViệt trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước.Về đường hướng lí luận, nếu giai đoạn cận đại lệ thuộc vào truyền thống ngônngữ học châu Âu thì giai đoạn hiện đại là giai đoạn các nhà Việt ngữ học vậndụng tất cả các lí thuyết hiện đại nhất của ngôn ngữ học thế giới vào miêu tả tiếngViệt. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết chúng tôi xin liệt kê dưới đây nhữngcông trình lí luận ngôn ngữ học của thế giới đã được dịch và xuất bản tại ViệtNam: 1. Saussure, F. de. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, H., 1973. 2. Zinder, L.R. Ngữ âm học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1964. 3. Marx, Engels, Lenin bàn về ngôn ngữ. Nxb Sự thật, H., 1962. 4. Chafe, W.L. Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. Nxb Sự thật, H., 1998. 5. Xtepanov, Ju.X. Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, H., 1977. 6. Lyons, J.. Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết. Nxb Giáo dục, H., 1996. 7. Rozhdestvenskij, Yu.V. Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1997. 8. Kasevich, V.B. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1998. 9. Sapir, E. Ngôn ngữ: Dẫn luận vào việc nghiên cứu lời nói. Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 10. Halliday, M.A.K. Dẫn luận ngữ pháp chức năng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 11. Lado, R. Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. 12. Brown, G. & Yule, G. Phân tích diễn ngôn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 13. Yule, G. Dụng học: Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 14. Robins Lược sử ngôn ngữ học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.Nếu tính cả những tài liệu dịch lưu hành nội bộ ở các cơ quan nghiên cứu vàtrường đại học thì số lượng còn nhiều hơn nữa. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ củacán bộ được nâng cao, lại được đào tạo từ nhiều nước khác nhau nên nguồn lí luậnmà họ tiếp thu được cũng đa dạng. Dẫu sao, tài liệu dịch mới chỉ nói lên xuất xứcủa lí luận, còn chúng được vận dụng vào Việt ngữ học đến đâu thì cần phải khảosát tiếp. Trước hết, những cuốn sách về lí luận do người Việt ở Việt Nam viết thểhiện một phần sự thâm nhập của lí luận ngôn ngữ học thế giới vào Việt Nam. CuốnKhái luận ngôn ngữ học, do tổ Ngôn ngữ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạnvà được nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1961, là cuốn giáo trình về lí luậnngôn ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Cuốn giáo trình này đã làm nhiệm vụ giới thiệu cáckhái niệm ngôn ngữ học của nước ngoài coi như những công cụ cần thiết để nghiêncứu tiếng Việt. Sau nhiều năm vận dụng và nghiền ngẫm, mãi đến những năm 90của thế kỉ XX, một loạt sách lí luận ra đời đánh dấu bước trưởng thành về lí luậncủa các nhà Việt ngữ học. Trước hết phải kể đến cuốn Đại cương ngôn ngữ học(tập hai) do Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán biên soạn, được nhà xuất bản Giáodục ấn hành năm 1993. Cuốn sách trình bày ba vấn đề lớn: những vấn đề đại cươngvề ngữ pháp; các trường phái cấu trúc luận cổ điển, ngữ pháp tạo sinh; dụng học.Rất tiếc, tập một của bộ sách này đến nay vẫn chưa xuất bản. Năm 2001, Đỗ HữuChâu và Bùi Minh Toán đã phá triển thêm tập sách trên và tách thành hai cuốn:Đại cương ngôn ngữ học, tập một dành cho hai vấn đề: những vấn đề đại cương vềngữ pháp và các trường phái cấu trúc luận cổ điển, ngữ pháp tạo sinh; Đại cươngngôn ngữ học, tập hai dành cho Ngữ dụng học. Năm 1994, Hồ Lê cho ra đời cuốnDẫn luận ngôn ngữ học làm giáo trình dạy cho Khoa Đông Nam Á thuộc TrườngĐại học Mở–Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, năm 1995, nhà xuất bảnGiáo dục ấn hành cuốn Nhập môn ngôn ngữ học của Bùi Khánh Thế làm giáo trìnhdạy cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ ChíMinh.Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đãấn hành cuốn Những bài giảng về ngôn ngữ học đai cương, tập một. Đây là tậpsách cho những vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.Ở Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Lê đã biên soạn bộ sáchQuy luật ngôn ngữ gồm 5 tập: tập một là Tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ; tậphai là Tính quy luật của cơ chế ngôn giao; Tính quy luật của phức thể ngôn ngữ;Tính quy luật của quan hệ ngôn ngữ liên đối tượng; và tập năm là Bản thể ngônngữ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã xuất bản tập một năm 1995, tập hai năm1996.Năm 1998, Ban Chủ nhiệm chương trình Giáo dục Đại học (thuộc Bộ Giáo dục vàĐào tạo) đã mời GS. Nguyễn Thiện Giáp viết cuốn Cơ sở ngôn ngữ học phục vụcho chương trình Đại học đại cương. Giáo trình này đã được nhà xuất bản Khoahọc ...

Tài liệu được xem nhiều: