Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đã có những công trình nghiên cứu về ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,... nhưng nhìn chung còn lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng Việt cho bản thân họ. Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát triển vượt bậc, số lượng công trình tăng gấp bội. Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 4)
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học
(Phần 4)
Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn
hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đã có những công trình nghiên cứu về
ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,... nhưng nhìn
chung còn lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng
Việt cho bản thân họ.
Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát
triển vượt bậc, số lượng công trình tăng gấp bội. Những vấn đề giai đoạn trước đã
được đặt ra giai đoạn này đi sâu, mở rộng hơn. Chẳng hạn, về ngữ âm, không chỉ
quan sát, miêu tả như giai đoạn trước mà còn áp dụng ngôn ngữ học thực nghiệm
vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt; về mặt chữ viết, không chỉ tập trung vào
việc cải tiến nó mà còn đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm; về phương ngôn, không
chỉ miêu tả tiếng nói của làng này, làng kia, mà còn tiến hành phân vùng tiếng nói
của cả nước; về lịch sử, không chỉ nghiên cứu lịch sử ngữ âm mà còn nghiên cứu
lịch sử từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt...
Điều quan trọng là thời hiện đại đã mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới.
Trước hết là vấn đề xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học cho tiếng Việt. Một khi
tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước, được sử dụng để giảng
dạy ở cả bậc phổ thông và đại học thì nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu
cách thức xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học. Về việc này, công đầu phải
dành cho giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Cuốn Danh từ khoa học (phần Toán, Lí, Cơ)
được in lần đầu tại Sài Gòn năm 1848, lần thứ hai ở Sài Gòn, năm 1957 và lần thứ
ba ở Paris, năm 1967. Tiếp sau ông, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng các
hệ thống thuật ngữ cho tất cả các ngành khoa học, trong đó có cả ngành Việt ngữ
học. Sự phong phú của hệ thống thuật ngữ Việt ngữ học là thước đo sự phát triển
của ngành khoa học mà chúng ta đang xem xét.
Do ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, việc nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt thời thuộc Pháp chủ yếu tập trung vào phần từ pháp. Bước sang thời
hiện đại, trọng tâm nghiên cứu đã chuyển dần sang cú pháp. Nếu như trước đây
người ta chỉ quan tâm nghiên cứu nghĩa của từ thì ngày nay đã chú ý nhiều đến
nghĩa của câu. Những vấn đề cú pháp ngữ nghĩa đã được đặt ra như: cấu trúc đề–
thuyết, cấu trúc vị từ–tham tố, ngữ trị, diễn tố; các vai nghĩa như: người hành
động, người tác động, người thể nghiệm, người nhận, người hưởng lợi,... đã được
nghiên cứu.
Phong cách học là một mảng nghiên cứu mới trong thời hiện đại. Từ chỗ khảo sát
các thủ pháp tu từ (mĩ từ pháp) đến nghiên cứu các phong cách chức năng của
tiếng Việt; từ nghiên cứu các phong cách chức năng mở rộng ra vấn đề của ngôn
ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ, phong cách tác giả, phong cách học văn bản,... là
một bước tiến dài.
Trong khoảng mười năm gần đây, một ngành nghiên cứu mới là ngữ dụng học
cũng đã được vận dụng vào thực tế tiếng Việt. Ngữ dụng học là một môn khoa học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ
trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể. Tuy mới xuất hiện,
nhưng nó lại thu hút được sự chú ý của nhiều người nên mấy năm gần đây đã đạt
được nhiều kết quả khả quan.
Liên quan đến ngữ dụng học là các ngành ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm
lí, ngôn ngữ–văn hoá học. Mặt khác, các nhà Việt ngữ học đã đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ giữa tiếng Việt với dân tộc, với giai cấp, với quốc gia, với giới tính,...;
đã nghiên cứu chính sách ngôn ngữ tức là đã có sự tác động chủ quan của con
người vào sự phát triển của ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt.
Về văn hoá–ngôn ngữ học, các nhà Việt ngữ học đã khảo sát mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hoá, sự phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ,...; về
tâm lí–ngôn ngữ học, Việt ngữ học đã quan tâm đến bản chất tâm lí của quá trình
thụ đắc ngôn ngữ, đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam,...
Mảng ngôn ngữ học ứng dụng cũng được một số học giả quan tâm, trong đó nổi
lên hai hướng chính là: thống kê ngôn ngữ học và phương pháp dạy tiếng.
Trong các chương sau, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích kĩ thành tựu nghiên cứu ở từng
giai đoạn, từng lĩnh vực, từng học giả cụ thể.
Trước Cách mạng Tháng Tám, người nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là
người Pháp. Họ nghiên cứu tiếng Việt phục vụ cho việc học tiếng của họ ở Việt
Nam, đồng thời cũng là để góp phần xây dựng và củng cố sự thống trị của họ. Sau
Cách mang, do vị thế của Việt Nam và tiếng Việt trên trường quốc tế, nhiều nước,
nhiều dân tộc có nhu cầu học tập, nghiên cứu tiếng Việt. Thực tế, đã có các trung
tâm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở các nước như Pháp, Nga, Trung Quốc,
Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Trong giai đoạn hiện đại của Việt ngữ học,
ngoài thành t ...