Danh mục

Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xin miễn đề cập đến việc tổ chức cho vay của nhà nước vì bấy giờ trong thực tế, người điền chủ bực trung không hưởng gì ráo. Cũng như xin bỏ qua việc khuyến nông, việc nghiên cứ về kỹ thuật trồng tỉa, cùng cách tổ chức quan sát khí tượng mà trên báo cáo về mặt chính quyền thì rất “tiến bộ”, đầy đủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 4Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 4Xin miễn đề cập đến việc tổ chức cho vay của nhà nước vì bấy giờ trong thực tế,người điền chủ bực trung không hưởng gì ráo. Cũng như xin bỏ qua việc khuyếnnông, việc nghiên cứ về kỹ thuật trồng tỉa, cùng cách tổ chức quan sát khí tượngmà trên báo cáo về mặt chính quyền thì rất “tiến bộ”, đầy đủ. Vào năm 1930,chừng 30 máy cày trong vòng thí nghiệm ở các điền của người Pháp. Lưỡi cày,vòng gặt, nọc cấy, cây bừa cào, cách thức trị định trâu bò nếu được cải tiến chút ítso với thời Tự Đức thì hoàn toàn do người Việt bày ra mà thôi.Trong tổng số đất đai trồng tỉa ở Nam kỳ là 2.700.000 mẫu, người Việt đứng tênlàm chủ được chừng 2.400.000 mẫu, tức là 8/9 diện tích. Trong đất đai trồng tỉa,nên chia ra :— Đất trồng cao su : 80.000 mẫu của người Pháp, người Việt chỉ có 5.300 mẫu.— Đất làm ruộng : người Pháp đứng bộ 243.000 mẫu tức là hơn 1/10 diện tíchtổng quất trồng lúa, con số này kể luôn đất của người Việt nhập Pháp tịch ; ngườiPháp chánh gốc đứng bộ khoảng 150.000 mẫu.Các bảng thống kê nêu con số hơi khác nhau về chi tiết, nhưng đại để các tỉnhRạch Giá, Bạc Liêu, Cần Thơ là nơi tập trung đại điền chủ vì là đất mới.Vựa lúa miền Nam thành hình trong hoàn cảnh mớiĐời Gia Long, vùng sản xuất lúa gạo nhiều nhứt của đất Gia Định nói chung làvùng Gò Công, thuộc trấn Định Tường.Khi người Pháp đến, trung tâm điểm của vựa lúa di chuyển lần hồi về miền TâyNam. Muốn có lúa gạo thặng dư để xuất cảng, cần hai điều kiện :— Diện tích canh tác rộng.— Dân số địa phương ít, mức tiêu thụ tại chỗ không cao.Sau đây là vài con số về diện tích canh tác của từng tỉnh. Thời Pháp thuộc, việcphân chia ranh giới các tỉnh không đồng đều, tỉnh thì quá lớn, tỉnh thì quá nhỏ. Sốlượng đất đai chỉ là chỉ dẫn, vì đất tốt xấu khác nhau.Năm 1873 :Chợ Lớn 37.340 mẫu (tỉnh Chợ Lớn gồm Cần Đước, Cần Giuộc là nơi sản xuấtlúa tốt và nhiều)Mỹ Tho 34.238Vĩnh Long 28.784Gò Công 28.146 (Gò Công là tỉnh có diện tích tổng quát rất nhỏ nhưng đứng hạngtư về đất canh tác, tức là vẫn còn giữ vị trí bực nhứt).Năm 1900 :Sóc Trăng 158.439 mẫu (đứng đầu Nam kỳ)Cần Thơ 124.588Trà Vinh 120.419Mỹ Tho 91.748Năm 1930 :Rạch Giá 358.900 mẫu (đứng đầu Nam kỳ)Bạc Liêu 330.030Sóc Trăng 212.909Cần Thơ 205.000Long Xuyên 186.049 (đa số lúa sạ, gạo xấu)Mỹ Tho 154.662 (dân đông đúc, một phần lúa sạ phía Đồng Tháp)Trà Vinh 152.000Theo P. Bernard, mấy tỉnh Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh làvựa lúa thật sự của Nam kỳ để xuất cảng. Năm tỉnh nói trên gồm 966.000 mẫuruộng, những năm bình thường cung cấp hơn phân nửa tổng số lúa xuất cảng củaĐông Dương. Các tỉnh ấy xuất cảng 986.000 tấn. Dân số trong hiện tại (ở các tỉnhvừa kể, khoảng năm 1930) phỏng chừng 1.130.000 người, tính đổ đồng mỗi mẫuruộng là 1,15 người và mỗi mẫu ruộng xuất cảng được một tấn.Theo bác sĩ Trần Như Lân thì buổi bình thường trước khi xảy ra kinh tế khủnghoảng, Nam kỳ và Cao Miên mỗi năm xuất cảng 1.300.000 tấn gạo; trong số nàycó 200.000 tấn gạo của vùng Battambang (Cao Miên) và 900.000 tấn của miềnHậu giang.Nhiều tài liệu đề cập đến việc đào kinh xem là yếu tố quan trọng để vựa lúa thànhhình với các chi tiết kỹ thuật. Xin ghi lại vài nét chánh :— Vùng Cần Thơ đào từ 1890 đến 1900 : kinh Trà ết, kinh Xà No, kinh Long Mỹ,Bassac (gọi nôm na là kinh Lái Hiếu); từ 1900 — 1920 : kinh Thốt Nốt qua GiồngRiềng, kinh Thới Lai, Ô Môn, Xuân Hòa, Phong Điền, Cái Răng, Trà Lồng, kinhCái Vồn...— Vùng Sóc Trăng : đào từ 1890 — 1900 : kinh Bocquillon, kinh Saintenoy...; từ1900 — 1920 : kinh Phụng Hiệp, Sóc Trăng (1905), kinh Maspéro (1911), kinhCái Trầu (1914—1917), kinh Quan lộ, Nhu Gia (1925), kinh Cái Trầu qua ChàngRé (1917), kinh Nàng Rền (1911), kinh Tiếp Nhựt (1911)...Một phần lớn kinh do xáng đào từng chặn, sửa chữa nới rộng và vét tới vét luinhiều lần; một số kinh thì đào tay, bắt dân làm xâu. Tỉnh Rạch Giá được ảnhhưởng tốt nhờ mấy con kinh đào từ Cần Thơ và Sóc Trăng ăn qua.Để nhiên cứu vựa lúa Hậu giang cũng là vựa lúa quan trọng của Nam kỳ và ViệtNam, chúng tôi chọn ba tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu và Cần Thơ.Rạch Giá và Bạc Liêu là hai tỉnh rất mới mà việc khai khẩn vẫn chưa hoàn tất mãiđến khi người Pháp rời xứ Nam kỳ. Nghiên cứu hai tỉnh này, ta thấy rõ việc làmcủa người Pháp và những nét đặc biệt của vùng đất rộng người thưa mà vùng Tiềngiang không có.Tỉnh Cần Thơ điển hình cho sự sung túc của Hậu giang, nơi gọi là thủ đô miềnTây, với nhiều đồn điền của Pháp. Một phần đất của Cần Thơ đã được khai khẩntừ thời Minh Mạng, Tự Đức. Cần Thơ là nơi người Việt chiếm đa số, phong tụcthuần tục, nước ngọt, đất tốt, đường giao thông thuận lợi về Sài Gòn, với vùngNgả Bảy (Phụng Hiệp), một quận thành hình nhờ việc đào kinh thời Pháp thuộc. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: