![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại và những kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại và những kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Việt NamTạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 118-125Khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mạivà những kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Việt NamNguyễn Sao Mai1,*, Đỗ Minh Ánh*1Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam2Đoàn Luật sư thành phố Hà NộiNhận ngày 04 tháng 5 năm 2011Tóm tắt. Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đíchhòa bình nói chung, nhằm mục đích thương mại nói riêng đang là một yêu cầu khá cấp thiết ở Việt Namhiện nay. Để góp phần làm sáng tỏ một số nội dung thực tiễn về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mụcđích thương mại, tác giả bài viết đã vạch ra một số thách thức pháp lý mà Việt Nam cũng như các quốc giakhác trên thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế vềkhai thác khoảng không vũ trụ. Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm pháp lý quốc tế đã phân tích, bài viếtnêu lên những kiến nghị để bước đầu xây dựng một mô hình khung pháp luật về khai thác khoảng khôngvũ trụ nhằm mục đích thương mại tại Việt Nam, trong đó có Luật Vũ trụ và một số đạo luật chuyên biệt vềvấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại như: Luật khai thác, sử dụng khoảngkhông vũ trụ nhằm mục đích thương mại, Luật quản lý và sử dụng Vệ tinh, Luật Viễn thám...Khoảng không vũ trụ đã và đang dành đượcsự quan tâm của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệpvà chiếm một vị thế ngày càng quan trọng trongnền kinh tế thế giới. Khoảng không vũ trụ là nơichứa tài nguyên không khí, năng lượng gió, tàinguyên tần số, quỹ đạo vệ tinh. Thương mại hóakhoảng không vũ trụ là việc một tổ chức kinh tếhoặc quốc gia sử dụng các thiết bị đã được phóngvào hoặc xuyên qua khoảng không vũ trụ để cungcấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại[1]. Bắt đầu từ cuối những năm 1980, thương mạihóa vũ trụ đã trở thành một vấn đề thực tiễn. Ngoàidịch vụ viễn thông và truyền hình, vệ tinh và viễnthám, trong thập kỷ qua du lịch vũ trụ được xemnhư một lĩnh vực đầy hứa hẹn. Gần đây xuất hiệnngày càng nhiều những ứng dụng của việc khaithác khoảng không vũ trụ với sự trợ giúp của côngnghệ vũ trụ hiện đại đã được thương mại hóa như:những bức ảnh quan sát trái đất bằng vệ tinh, bảnđồ vệ tinh có thể giúp chúng ta xem từng nóc nhà,những chuyến du lịch bằng tàu vũ trụ… Điều đócho thấy khoảng không vũ trụ đã, đang và sẽ cònrất nhiều lợi ích mà loài người có thể khai thác.Trong cuộc trường chinh đầy hấp dẫn và tốnkém khám phá và khai thác không gian vũ trụ, cáccường quốc đi theo những lộ trình khác nhau,nhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giá trịthương mại của khoảng không vũ trụ. Đặc biệt làmột số hướng khai thác mới đang được các cườngquốc vũ trụ mở ra. Thay vì đi tìm các tài nguyên,kim loại quý hiếm dưới lòng đất hoặc trong lòngđại dương, một số quốc gia trên thế giới đang có kếhoạch đi tìm các “kho báu” trong khoảng không vũtrụ. Thật có lý khi nhận định rằng khoảng không vũtrụ - chiến trường thầm lặng có thể trở thànhchiến trường nóng trong thế kỷ XXI [2].*______*Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-37548514.E-mail: saomai@yahoo.com118N.S. Mai, Đ.M. Ánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 118-1251. Những vấn đề pháp lý thách thức trongquá trình thực thi các quy phạm pháp luậtquốc tế về khai thác khoảng không vũ trụnhằm mục đích thương mại1.1. Quan điểm về quyền sở hữu cá nhân/tuyên bốchủ quyền cá nhân đối với khoảng không vũ trụNgày 27/01/1967, Liên Hiệp Quốc đã thôngqua Hiệp ước về các quy tắc điều chỉnh hoạt độngcủa các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụngkhoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và cácthiên thể khác (“Hiệp ước vũ trụ”). Điều II củaHiệp ước Vũ trụ quy định: “Khoảng không vũ trụ,bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác,không bị phụ thuộc vào sự chiếm hữu của quốcgia bằng cách tuyên bố chủ quyền, bằng cách sửdụng hoặc cư trú, hoặc bởi bất kỳ cách thức nàokhác…”. Hiệp ước Vũ trụ có một kẽ hở pháp lýlớn là chỉ cấm “Chính phủ” chứ không cấm cánhân hoặc tổ chức chiếm hữu Mặt trăng. Từ đó,câu chuyện về người có tên Dennis Hope “tuyênbố chủ quyền trên Mặt trăng” đã gây được sự chú ývới dư luận quốc tế và là một trong những vụ việckhiến các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lạinhững lỗ hổng pháp lý của Hiệp ước Vũ trụ. Năm1980, Dennis Hope đã gửi thư đến Liên hiệp quốcvà chính phủ các thành viên Liên hiệp quốc thôngbáo rằng mình là chủ nhân của tất cả hành tinhthuộc hệ Mặt trời (ngoại trừ Trái đất). Ông ta cònthậm chí đưa ra thời hạn (tối hậu thư) cho các Quốcgia thành viên của Liên hiệp quốc phải trả lời trongtrường hợp họ bác bỏ lời tuyên bố của ông ta. Khithời hạn trôi qua, Dennis Hope không nhận đượcbất kỳ một câu trả lời chính thức nào và vì vậy ôngta đã cho rằng mình có quyền bán Mặt trăng. Vàđiều đó cho thấy nếu một ngày nào đó các quốc giathám ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết về pháp luật Khai thác khoảng không vũ trụ Pháp lý quốc tế của Việt Nam Luật quản lý và sử dụng Vệ tinh Luật Viễn thámTài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn Việt Nam
7 trang 233 0 0 -
Đánh giá những tác động của việc thay đổi cách tính thuế đối với dịch vụ trung gian kết nối vận tải
4 trang 205 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 191 0 0 -
So sánh các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Cộng hòa Pháp và luật hình sự Việt Nam
4 trang 186 0 0 -
Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
6 trang 174 0 0 -
Một số quy định của luật công chứng
5 trang 163 0 0 -
Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
5 trang 154 0 0 -
Một số ý kiến về tổ chức chính quyền và pháp luật áp dụng tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
6 trang 140 0 0 -
Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
6 trang 125 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng
7 trang 102 0 0