Danh mục

Khai thác những giá trị nhân văn của tôn giáo vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.86 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khai thác những giá trị nhân văn của tôn giáo vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay trình bày giá trị cơ bản của tôn giáo về đạo đức; Tư tưởng tôn giáo luôn hướng con người vươn tới sự bình đẳng/công bằng, ôn hòa và tôn trọng lẫn nhau; Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng tôn giáo vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác những giá trị nhân văn của tôn giáo vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay KHAI THÁC NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA TÔN GIÁO VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Đặng Văn Chương1, Trần Đình Hùng2 1. Đặt vấn đề Theo định hướng phát triển giáo dục trong thời đại mới của Ủy ban Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhằm: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Hiểu một cách ngắn gọn là: Học để phát triển toàn diện, hài hòa về trí tuệ, kỹ năng, lẫn đạo đức, lối sống. Ngày nay, trong khi nhân loại đạt những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, hướng đến xã hội tri thức, xã hội mở thì nhiều “nguy cơ” lớn đặt ra cho toàn xã hội, trong đó có sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Thực trạng này đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, và đáng buồn thay, tình trạng đó lại diễn ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của xã hội. Ở Việt Nam, hiện tượng xuống cấp, suy thoái về mặt đạo đức của giới trẻ đang trở thành “vấn nạn” của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững, Việt Nam cần phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới, phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử thế giới ngay từ khi con người hiện đại (homosapiens) xuất hiện. Trên bình diện tư tưởng, tôn giáo chứa đựng rất nhiều giá trị nhân văn cao đẹp. Những giá trị nhân văn đó đã được đúc kết qua quá trình lịch sử lâu dài và đã được phổ biến, phát triển không chỉ trong đời sống tư tưởng, đạo đức của các tôn giáo như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…mà còn được nhiều dân tộc trên thế giới tiếp nhận và phát triển nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, tôn giáo (như Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo…) đã có những ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống người Việt Nam. Với triết lý nhân sinh mang tính phổ quát là hướng con người đến chân – thiện – mỹ, tôn giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái… Thực tế đã chứng minh, nhiều giá trị tôn giáo phù hợp với quan niệm đạo đức, tâm lí, lẽ sống của người Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập, tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị diễn biến phức tạp, chúng ta cần phát huy những giá trị tích cực của 1 PGS. TS – Giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Huế 2 ThS – Giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Huế 197 tôn giáo để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức của người Việt Nam nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng. 2. Giá trị cơ bản của tôn giáo về đạo đức 2.1. Tư tưởng tôn giáo luôn hướng con người vươn tới đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng thiện Nhìn chung, trong tư tưởng của các tôn giáo đều có những giáo luật răn dạy tín đồ/con người phải đạt được những đức tính cơ bản, tốt đẹp của một con người nói chung, như trung thực, hiểu thảo với cha mẹ, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không được tham lam, bình tĩnh, khiêm tốn…trước khi trở thành một con người tôn giáo. Phật giáo khuyên tín đồ/con người thực hiện Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu/bia. Đức Phật còn nêu lên 14 điều tội lỗi mà giới tu tại gia nên tránh: - Bốn phiền não: Giết hại các quần sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. - Bốn trường hợp gây tổn hại: Tham dục, sân hận, sợ hãi, vô minh. - Sáu việc làm cho tiền tài mỗi ngày một hao giảm: Thích uống chất gây say, tham đắm nữ sắc, 1 ưa cờ bạc, thích ngủ nhiều, thích chơi bời ngoài đường, lười nhác . Có thể nói, quan niệm về từ bi, hỉ xả và làm việc thiện là một trong những quan niệm giá trị nhất của Phật giáo. Nó không chỉ giúp con người sống cuộc đời đạo đức, lành mạnh mà còn giúp ngăn ngừa và vượt qua các tệ nạn xã hội; đồng thời nó khuyến thích con người yêu thương lẫn nhau và làm nhiều việc thiện (nhất là trong mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều người sống ích kỷ, mưu lợi cho cá nhân, suy đồi nhân cách). Vì thế, Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm” 2. Nho giáo (về bản chất không phải là một tôn giáo) du nhập vào nước ta từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa xã hội của người Việt Nam. Nho giáo đặc biệt coi trọng giá trị đạo đức trong mỗi con người. Theo Nho giáo, để tổ chức xã hội có hiệu quả, người cai trị phải có đức tính của người quân tử, những người có phẩm chất tốt đẹp. Để trở thành người quân tử con người phải tự đào tạo, phải tu thân. Để t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: