Khám chấn thương sọ não – Phần 2
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 130.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bọc máu tụ dưới da đầu: Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau, có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu. Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt. 1.3.2. Vết thương sọ não mở: Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có thể thấy dịch não tủy (DNT) và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám chấn thương sọ não – Phần 2 Khám chấn thương sọ não – Phần 2 1.3.1. Bọc máu tụ dưới da đầu: Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau, có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu. Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt. 1.3.2. Vết thương sọ não mở: Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có thể thấy dịch não tủy (DNT) và tổ chức não bị giập nát chảy ra ngoài. Nguy cơ của CTSN mở là nhiễm trùng não-màng não. Do vậy CTSN mở cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt; lấy hết các dị vật (đất cát, xương vỡ rời, máu tụ) rồi khâu kín màng não cứng. 1.3.3. Vỡ nền sọ: * Vỡ nền sọ trước: + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra mũi, máu loãng, không đông. - Dấu hiệu “đeo kính dâm”: vài ngày sau chấn thương 2 mắt quầng thâm là do máu chảy vào tổ chức lỏng lẻo hậu nhãn cầu. - Có thể thấy chảy máu kết mạc mắt. + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào ngách mũi sau để cầm máu; nằm đầu cao; kháng sinh. Chảy DNT ra mũi sau chấn th ương gặp khoảng 2% các trường hợp chấn thương sọ não. Sau vài ngày, hầu hết các trường hợp rò DNT tự khỏi. Chỉ có một số rò DNT kéo dài, điều trị bằng mọi biện pháp không kết quả th ì phải can thiệp phẫu thuật để khâu bít đường rò. * Vỡ nền sọ giữa: + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra lỗ tai, máu loãng, không đông. - Bầm tím sau vành tai. - Liệt dây thần kinh VII ngoại vi: mồm méo lệch sang b ên, mắt nhắm không kín, dấu hiệu Charles-Bell (+). + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào lỗ tai; nằm đầu cao; kháng sinh. Chảy DNT ra tai gặp ít hơn chảy DNT ra mũi và hầu hết sau điều trị vài ngày là tự khỏi. 1.4. Khám cận lâm sàng: 1.4.1. Chụp sọ quy ước: + Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định có tổn thương xương vòm sọ không. + Chú ý: - Nếu tình trạng BN nặng, rối loạn nghiêm trọng chức phận sống th ì không nhất thiết phải đưa BN đi chụp sọ vì nguy hiểm. - Không nên chụp tư thế Hirtz để kiểm tra xương nền sọ vì không cần thiết và nguy hiểm cho BN. 1.4.2. Chụp động mạch não (ĐMN): Khi chưa có chụp CLVT thì chụp ĐMN là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán máu tụ nội sọ. Căn cứ vào sự dịch chuyển của ĐMN trước và ĐMN giữa, người ta có thể biết được vị trí ổ máu tụ. 1.4.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): Trong CTSN, chụp CLVT cho biết đầy đủ các hình thái tổn thương xương sọ và não. Cho biết vị trí và kích thước ổ máu tụ; vị trí và mức độ giập não; tổn thương sợi trục lan tỏa; tổn thương xương vòm và nền sọ. Hình ảnh CLVT còn giúp cho các nhà Hồi sức tích cực và Phẫu thuật thần kinh lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng đối với người bệnh. 2. Triệu chứng học các thể bệnh của CTSN. 2.1. Chấn động não. Chấn động não (CĐN) được xem là thể nhẹ của CTSN. Về mặt hình thái học thì CĐN không có tổn thương thực thể chất não mà chỉ là biểu hiện rối loạn chức năng hoạt động của não. Do não bị rung chuyển; do sóng dịch não tủy đập vào thành não thất bên gây nên rối loạn chức năng thần kinh của hệ lưới-vỏ não và dưới vỏ. Triệu chứng như sau: + Có lực chấn thương vào đầu. + Rối loạn tri giác (RLTG): biểu hiện từ trạng thái choáng váng (không m ê) cho đến mất ý thức ngắn (hôn m ê) trong khoảng thời gian vài chục giây đến một vài phút. + Quên ngược chiều: khi tỉnh lại, người bệnh không nhớ được các sự việc xảy ra trước, trong và sau khi bị tai nạn. Quên ngược chiều có thể kéo dài vài chục phút, vài giờ, vài ngày, thậm chí hàng tuần sau chấn thương. + Triệu chứng thần kinh thực vật (TKTV): đau đầu, buồn nôn và nôn. Nôn nhiều khi thay đổi tư thế như chuyển BN từ cáng sang giường; cho BN ngồi dậy. Sắc mặt tái nhợt, chóng mặt, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ sệt (đặc biệt trẻ em), mạch nhanh; giấc ngủ không sâu, trẻ em hay giật mình và quấy khóc. Những triệu chứng nói trên thường xuất hiện và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương. + Không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú. + Chụp CLVT không thấy tổn thương thực thể chất não. + Sau 24 giờ, nếu chọc ống sống thắt lưng thấy màu sắc và áp lực dịch não tu ỷ (DNT) bình thường. 2.2. Chảy máu dưới nhện (CMDN): Trong chấn thương, CMDN thường do hậu quả của giập não, nhưng cũng gặp nhiều trường hợp do tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu xuyên thấm qua thành mạch vào DNT, biểu hiện: + Đau đầu, buồn nôn và nôn. + Kích thích tâm thần, kêu la, giãy giụa, vùng chạy khỏi giường. + Sợ ánh sáng, hai mắt luôn nhắm. + Cứng gáy (+++), Kernig (+) xuất hiện sau 24 giờ bị chấn th ương. + Dấu hiệu TKKT không có hoặc không phát hiện được. + Chọc OSTL thấy DNT màu đỏ hoặc phớt hồng. + Chụp sọ có thể thấy đường vỡ xương. + Chụp CLVT có thể phát hiện vùng giập não hoặc chảy máu màng não; các bể giao thoa thị giác, bể củ não sinh tư, khe Sylvius có máu, tăng tỉ trọng. 2.3. Giập não: Về phương diện giải phẫu bệnh thì giập não là vùng não bị tổn thương, bầm giập nhưng màng mềm ( ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám chấn thương sọ não – Phần 2 Khám chấn thương sọ não – Phần 2 1.3.1. Bọc máu tụ dưới da đầu: Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau, có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu. Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt. 1.3.2. Vết thương sọ não mở: Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có thể thấy dịch não tủy (DNT) và tổ chức não bị giập nát chảy ra ngoài. Nguy cơ của CTSN mở là nhiễm trùng não-màng não. Do vậy CTSN mở cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt; lấy hết các dị vật (đất cát, xương vỡ rời, máu tụ) rồi khâu kín màng não cứng. 1.3.3. Vỡ nền sọ: * Vỡ nền sọ trước: + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra mũi, máu loãng, không đông. - Dấu hiệu “đeo kính dâm”: vài ngày sau chấn thương 2 mắt quầng thâm là do máu chảy vào tổ chức lỏng lẻo hậu nhãn cầu. - Có thể thấy chảy máu kết mạc mắt. + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào ngách mũi sau để cầm máu; nằm đầu cao; kháng sinh. Chảy DNT ra mũi sau chấn th ương gặp khoảng 2% các trường hợp chấn thương sọ não. Sau vài ngày, hầu hết các trường hợp rò DNT tự khỏi. Chỉ có một số rò DNT kéo dài, điều trị bằng mọi biện pháp không kết quả th ì phải can thiệp phẫu thuật để khâu bít đường rò. * Vỡ nền sọ giữa: + Triệu chứng: - Máu lẫn DNT chảy ra lỗ tai, máu loãng, không đông. - Bầm tím sau vành tai. - Liệt dây thần kinh VII ngoại vi: mồm méo lệch sang b ên, mắt nhắm không kín, dấu hiệu Charles-Bell (+). + Xử trí: nhét gạc (mèche) vào lỗ tai; nằm đầu cao; kháng sinh. Chảy DNT ra tai gặp ít hơn chảy DNT ra mũi và hầu hết sau điều trị vài ngày là tự khỏi. 1.4. Khám cận lâm sàng: 1.4.1. Chụp sọ quy ước: + Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định có tổn thương xương vòm sọ không. + Chú ý: - Nếu tình trạng BN nặng, rối loạn nghiêm trọng chức phận sống th ì không nhất thiết phải đưa BN đi chụp sọ vì nguy hiểm. - Không nên chụp tư thế Hirtz để kiểm tra xương nền sọ vì không cần thiết và nguy hiểm cho BN. 1.4.2. Chụp động mạch não (ĐMN): Khi chưa có chụp CLVT thì chụp ĐMN là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán máu tụ nội sọ. Căn cứ vào sự dịch chuyển của ĐMN trước và ĐMN giữa, người ta có thể biết được vị trí ổ máu tụ. 1.4.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): Trong CTSN, chụp CLVT cho biết đầy đủ các hình thái tổn thương xương sọ và não. Cho biết vị trí và kích thước ổ máu tụ; vị trí và mức độ giập não; tổn thương sợi trục lan tỏa; tổn thương xương vòm và nền sọ. Hình ảnh CLVT còn giúp cho các nhà Hồi sức tích cực và Phẫu thuật thần kinh lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng đối với người bệnh. 2. Triệu chứng học các thể bệnh của CTSN. 2.1. Chấn động não. Chấn động não (CĐN) được xem là thể nhẹ của CTSN. Về mặt hình thái học thì CĐN không có tổn thương thực thể chất não mà chỉ là biểu hiện rối loạn chức năng hoạt động của não. Do não bị rung chuyển; do sóng dịch não tủy đập vào thành não thất bên gây nên rối loạn chức năng thần kinh của hệ lưới-vỏ não và dưới vỏ. Triệu chứng như sau: + Có lực chấn thương vào đầu. + Rối loạn tri giác (RLTG): biểu hiện từ trạng thái choáng váng (không m ê) cho đến mất ý thức ngắn (hôn m ê) trong khoảng thời gian vài chục giây đến một vài phút. + Quên ngược chiều: khi tỉnh lại, người bệnh không nhớ được các sự việc xảy ra trước, trong và sau khi bị tai nạn. Quên ngược chiều có thể kéo dài vài chục phút, vài giờ, vài ngày, thậm chí hàng tuần sau chấn thương. + Triệu chứng thần kinh thực vật (TKTV): đau đầu, buồn nôn và nôn. Nôn nhiều khi thay đổi tư thế như chuyển BN từ cáng sang giường; cho BN ngồi dậy. Sắc mặt tái nhợt, chóng mặt, vã mồ hôi, hốt hoảng, sợ sệt (đặc biệt trẻ em), mạch nhanh; giấc ngủ không sâu, trẻ em hay giật mình và quấy khóc. Những triệu chứng nói trên thường xuất hiện và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương. + Không phát hiện thấy dấu hiệu thần kinh khu trú. + Chụp CLVT không thấy tổn thương thực thể chất não. + Sau 24 giờ, nếu chọc ống sống thắt lưng thấy màu sắc và áp lực dịch não tu ỷ (DNT) bình thường. 2.2. Chảy máu dưới nhện (CMDN): Trong chấn thương, CMDN thường do hậu quả của giập não, nhưng cũng gặp nhiều trường hợp do tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu xuyên thấm qua thành mạch vào DNT, biểu hiện: + Đau đầu, buồn nôn và nôn. + Kích thích tâm thần, kêu la, giãy giụa, vùng chạy khỏi giường. + Sợ ánh sáng, hai mắt luôn nhắm. + Cứng gáy (+++), Kernig (+) xuất hiện sau 24 giờ bị chấn th ương. + Dấu hiệu TKKT không có hoặc không phát hiện được. + Chọc OSTL thấy DNT màu đỏ hoặc phớt hồng. + Chụp sọ có thể thấy đường vỡ xương. + Chụp CLVT có thể phát hiện vùng giập não hoặc chảy máu màng não; các bể giao thoa thị giác, bể củ não sinh tư, khe Sylvius có máu, tăng tỉ trọng. 2.3. Giập não: Về phương diện giải phẫu bệnh thì giập não là vùng não bị tổn thương, bầm giập nhưng màng mềm ( ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 158 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 102 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0