Khám thần kinh thực vật:
1.2.5.1. Hô hấp: Rối loạn hô hấp (RLHH) trong CTSN được chia ra: RLHH trung ương và RLHH ngoại vi. + RLHH trung ương: do trung khu hô hấp ở hành tủy bị kích thích bởi chấn thương (sóng dịch não tủy, phù não do giập não, chèn ép não do máu tụ), biểu hiện thở nhanh, nông có thể 30 - 40 lần/phút. Có thể rối loạn nhịp thở kiểu CheyneStockes, nặng hơn rối loạn kiểu Biot (BN thở hời hợt, chuẩn bị ngừng thở).
+ RLHH ngoại vi: là tình trạng ứ đọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 4)
Khám chấn thương sọ não
(Kỳ 4)
1.2.5. Khám thần kinh thực vật:
1.2.5.1. Hô hấp:
Rối loạn hô hấp (RLHH) trong CTSN được chia ra: RLHH trung ương và
RLHH ngoại vi.
+ RLHH trung ương: do trung khu hô hấp ở hành tủy bị kích thích bởi chấn
thương (sóng dịch não tủy, phù não do giập não, chèn ép não do máu tụ), biểu hiện
thở nhanh, nông có thể 30 - 40 lần/phút. Có thể rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne-
Stockes, nặng hơn rối loạn kiểu Biot (BN thở hời hợt, chuẩn bị ngừng thở).
+ RLHH ngoại vi: là tình trạng ứ đọng các chất tiết của đường hô hấp trên,
các chất nôn, máu chảy từ miệng và mũi xuống, do BN bị hôn mê không có khả
năng ho và nuốt, nên các chất trên sẽ gây bít tắc đường thở từ từ. Biểu hiện thở
khò khè, thở khó khăn và gắng sức, có dấu hiệu rút lõm hố thượng đòn.
Do đường hô hấp trên bị bít tắc, nên oxy vào phổi và vào máu giảm, đồng
thời tăng khí cacbonic (CO2) trong máu. Khí CO2 tăng gây giãn mạch não, nước
thoát khỏi lòng mạch vào gian bào gây phù não. Phù não tăng làm cho BN hôn mê
ngày càng sâu hơn. Não thiếu oxy, chuyển hoá trong tế bào não trở lên yếm khí,
các chất như axit pyruvic, axit lactic và các gốc tự do được sinh ra nhiều làm cho
tình trạng toan hoá não tăng lên, tế bào não nhiễm độc và hôn mê ngày càng sâu
hơn.
Do vậy, việc trước tiên là phải cắt bỏ được vòng luẩn quẩn bệnh lý nói trên,
nghĩa là phải giải quyết thông khí tốt ngay từ đầu, hút đờm rãi, chất nôn, làm
thông đường thở; cho thở oxy và mở khí quản sớm, thông khí nhân tạo.
Hình 3.5: Hình ảnh liệt mặt ngoại vi bên trái.
1.2.5.2. Mạch:
Trong CTSN có thể mạch nhanh do đau đớn hoặc do choáng mất máu nếu
có rách da đầu hoặc chảy máu trong.
Trong CTSN mạch thường chậm. Người ta cho rằng do dây thần kinh X
(thần kinh phế vị) bị kích thích bởi tăng ALNS gây nên. Mạch chậm vừa có ý
nghĩa chẩn đoán, vừa có ý nghĩa tiên lượng.
+ Mạch chậm dưới 60 - 50 lần/phút mà xuất hiện ngay giờ đầu sau chấn
thương là do tổn thương thân não tiên phát, tiên lượng cực kỳ nặng.
+ Nếu mạch chậm dần từ 90 - 80 xuống còn 60 - 50 lần/phút, cần nghĩ tới
chèn ép não do máu tụ.
+ Mạch chậm dần do máu tụ mà không được mổ kịp thời thì mạch chậm sẽ
chuyển thành mạch nhanh, nhỏ (giai đoạn não mất bù), tiên lượng rất nặng.
1.2.5.3. Huyết áp động mạch (HAĐM):
Trong CTSN có thể thấy HAĐM tụt thấp hoặc tăng cao.
+ HAĐM tụt thấp, thậm chí không đo được xuất hiện ngay giờ đầu sau
chấn thương, nếu như không mất máu thì chắc chắn do tổn thương thân não, tiên
lượng cực kỳ nặng.
+ HAĐM tăng cao xuất hiện ngay giờ đầu sau chấn thương thường do tổn
thương thân não. Trong CTSN, HAĐM tăng cao dần, có hai khả năng: phù não
tăng dần và máu tụ nội sọ.
HAĐM tăng trong CTSN được giải thích là do hiệu ứng Cushing, tức là khi
ALNS tăng cao, bắt buộc HAĐM cũng phải tăng theo để đảm bảo cung cấp máu
cho não.
Ý nghĩa:
- HAĐM ngày một tăng cao dần trong CTSN cần nghĩ tới MTNS.
- Mổ MTNS khi HAĐM tăng cao thì tiên lượng thuận lợi hơn là phẫu thuật
khi HAĐM đã giảm thấp hoặc huyết áp phải nâng bằng thuốc.
1.2.5.4. Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể):
Nhiệt độ tăng 400 - 410C kèm theo vã mồ hôi, rung cơ, rét run là tổn thương
thân não, tiên lượng nặng.
1.3. Khám tổn thương da đầu và xương sọ:
Cần khám dưới ánh đèn hoặc cần thiết phải cắt tóc bị dính máu. Có thể thấy
các tổn thương sau :
1.3.1. Bọc máu tụ dưới da đầu:
Ngay dưới chỗ da đầu bị tổn thương sờ thấy một khối mềm, căng, ấn đau,
có biểu hiện dịch và dấu hiệu ba động rõ, đó là bọc máu tụ dưới da đầu.
Xử trí: khi tình trạng chung của BN ổn định, có thể chọc hút hoặc chích
rạch lấy bỏ máu tụ. Sau khi hút xong cần băng ép chặt.
1.3.2. Vết thương sọ não mở:
Đó là vết thương gây rách da đầu, vỡ xương sọ và rách màng não cứng. Có
thể thấy dịch não tủy (DNT) và tổ chức não bị giập nát chảy ra ngoài.
Nguy cơ của CTSN mở là nhiễm trùng não-màng não. Do vậy CTSN mở
cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt; lấy hết các dị vật (đất cát, xương vỡ rời,
máu tụ) rồi khâu kín màng não cứng.
...