Tài liệu Nam Hoa kinh là tài liệu Triết học nổi tiếng thường được cho là của Trang Châu thời Chiến Quốc viết. Tài liệu ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá Nam Hoa kinh NAM HOA KINH – Các sách chú giải Trang Tử :Trang học rất thạnh về đời Ngụy Tần (220- 316) , cho nên sách vở chú giải Trang tử của thờiấy cũng rất nhiều.Hương- Tú tự là Tử- kỳ (221- 300) , người đời Ngụy Tần có chú giải Trang tử, tuy trước ôngcũng đã có cả chục nhà chú giải, nhưng đều là thiển bạc không nắm được yếu chí, không xiểnminh nổi cái học của Trang Châu. Tần Thơ cho rằng chỉ có Hướng- Tú là người đầu tiênthông được chỗ huyền- chỉ của Trang học.Nhưng ông chỉ chú giải đến thiên Thu- Thủy và Chí- Lạc thì chết. Về sau, đến đời Huệ- đế thìcó Quách- Tượng (1) căn cứ vào chú giải của Hướng- Tú mà diễn giải rộng thêm ra. Bởi vậyvề sau người ta thấy hai bản Hướng- tú và Quách- Tượng nghĩa- ký tương đồng như của mộtngười viết ra vậy.Còn bản cổ- nhất của Tư- Mã- Bưu (khoảng giữa nhà Tần (221) (trước G. S) , luôn cả bản chúgiải của Thôi- Tuyền thì hiện thời mất cả. Qua thời Nam Bắc- Triều các nhà chú giải Trangcũng đông, nhưng chỉ còn lại bản của Quách- Tượng là cổ nhất thôi. Ngày nay sở dĩ người tacó thấy được một vài dấu vết của các nhà chú giải trên đây, là nhờ ở sách của Lục- Đức- Minhđời Đường. Trong bài Tự- Lục của Thích- Văn, Lục- Đức- Minh cho biết rằng Tư- Mã- Bưucó chú giải 21 quyển, 52 thiên, còn Thôi- Tuyến thì chú 10 quyển, 27 thiên, Hướng- tú chú 20quyển, 26 thiên, Quách- tượng thì chú 33 quyển, 33 thiên.Các nhà chú giải về sau rất nhiều, nhưng một số đông thiên về phê bình văn chương hơn là tưtưởng. Đại khái như đời nhà Minh có Châu- đắc- Chi trong Nam- Hoa Thông- Nghĩa; đờiThanh có Ngô- thế- thượng trong Trang tử giải; Tôn- Gia- Cầm trong Nam- Hoa- Thông;Lâm- tây- Trọng trong Trang tử Nhân; Lục- Thụ- Chi trong Trang tử Tuyết… đều là nhữngtay sành về văn chương cả. Vì vậy, rất tiếc là các lời phê bình của các nhà ấy, yếu trọng nơi sựthưởng thức các câu văn, nhưng về phần tư tưởng lại không phát minh được điều gì mới lạ cả,cho nên phần tư tưởng của họ rất là loạn- chạc, rườm- rà, mờ tối không phát huy được cáiyếu- chi huyền- diệu về phần tư tưởng của Trang Châu.Hoặc họ là các học giả thiên về Thần- tiên phái, họ ghép Trang tử vào cái học Trường- sinhcửu thị. Như Chữ Bá- Tú, trong bộ Nam- Hoa Chân- Kinh Nghĩa- Hải- Soán- Vi, tôn Trang tửlà Nam- Hoa Lão tiên.Đời Tống, có Bích- Hư- Tứ, đời Minh có La- Miễn- Đạo đều lấy theo điển cố của Thần- tiênphái mà giải Trang tử.Và lấy Thần- tiên học để mà giải Trang tử là phần rất đông. Chính người viết về Trang tử đâycũng đã gặp nhiều văn hữu hoặc học giả theo phái Thần- tiên cười nhạo và cho là chưa thấuđáo được ý nghĩa huyền diệu của Trang tử vì đã không biết thể theo Thần- tiên Đạo- thư (củaTrương- Đạo- Lăng và nhất là Bão- Phác- tử) để giảng giải Trang tử.Cũng có nhiều nhà chú giải thiên về Nho hoặc Phật, lấy tư tưởng của Nho- học hoặc Phật- họcmà giảng Trang tử nữa. Như đời Tống có Lâm- Hi- Dật, đời Thanh có Lục- Thụ- Chi, Lưu-Hồng- Điền cho Trang tử là môn đồ của Khổng.Đời Đông- Hán, có Chí- Độn, Tuệ- Lâm, Tuệ- Viễn cũng rất sành Lão Trang, nên dùng cáihọc ấy mà làm sáng thêm cho Phật- học. Qua đời Đường có Thành- Huyền- Anh; đời Minh cóLục- Tây- Tinh, Thích- Đức thaNghĩa; đời Thanh có Trương- Thế- Lạc và gần đây cóChương- Thái- Viêm đều lấy Phật- điển mà giải Trang tử.Trang tử là người văn học hoàn toàn. Kim- Thánh- Thán sắp ông vào hạng đệ nhất tài tửtưởng cũng không phải là quá đáng.Luận về ông, Tư- Mã- Thiên có nói: Sách Trang tử có hơn mười vạn chữ, đại để đều là ngụngôn… Văn ông khéo viết, lời lẽ thứ lớp, chỉ việc, tả tình để bài bác Nho Mặc. Tuy đươngthời, những bậc túc- học uyên thâm cũng không sao cãi để gỡ lấy mình cho nổi. Lời văn củaông thì phóng- túng mênh mông, chỉ cầu lấy thích chí mà thôi. Cho nên từ các bậc vươngcông đều không ai biết được nổi ông là hạng người thế nào (Sử- Ký) .Từ đời Đường, Tống về sau, các bậc đại văn hào như Hàn- Dũ, Liễu- Tôn- Nguyên, Tô-Thức… đều sùng bái ca tụng không ngớt. Sách Trang tử, về phương diện văn học, là một ángvăn kiệt tác.Trang tử là người biết hàm dưỡng chơn- thần rất là đầy đủ, cho nên khí phách ngang tàngphóng- dật. Văn ông rất hồn nhiên như hơi mây trong núi bay ra, như nước trong nguồnchảy… Bàn về một lẽ cao siêu tuyệt- đích, có thể cảm mà không thể nói ra được bằng nhữnglời nói thông thường nhị- nguyên, cho nên ông phải dùng đến ngụ- ngôn rồi mượn trùng-ngôn mà làm cho sáng tỏ thêm. Trong đó sự tích tuy có thật mà câu chuyện giả- thác lạ lùng.Đó là cách dùng cụ thể để mà giải thích trừu tượng. Khi lại dùng đến chi- ngôn, tức là buộtmiệng nói ra, bất kể là đúng hay không với lịch sử. Cho nên văn chương của ông huyễn thựcmà hư… như lẽ Đạo muôn màu. Thật là rất khác xa với văn- từ của bách- gia chư- tử.NAM HOA KINH - ĐỨC SUNG PHÙ :ĐỨC SUNG PHÙA. Lỗ hữu ngột giả Vương Đài, tùng chi du giả, dữ Trọng Ni tương nhược.Thường quý vấn ư Trọng Ni viết: Vương Đài ngột đả dã, tùng chi du giả dữ phu tử trungphân Lỗ. Lập bất giáo, tọa bất nghị, hư nh ...