Trước
tiên,
cần
thay
đổi
cách
nghĩ...
Nét đặc sắc của một nếp sinh hoạt văn hoá là một trong vài yếu tố chính để biến một địa phương thành một trung tâm du lịch. Bởi vậy, dự án nghệ thuật cộng đồng “Khám phá nghệ thuật tuồng” nhắm đến hai mục tiêu: nó không chỉ góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng hiệu quả hơn, mà còn có thể góp phần vào việc quảng bá hình ảnh địa phương, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Khám phá nghệ thuật tuồng”
“Khám phá nghệ thuật tuồng”
Nguyên Hưng
Trước tiên, cần thay đổi cách nghĩ...
Nét đặc sắc của một nếp sinh hoạt văn hoá là một trong vài yếu tố chính để biến một
địa phương thành một trung tâm du lịch. Bởi vậy, dự án nghệ thuật cộng đồng “Khám
phá nghệ thuật tuồng” nhắm đến hai mục tiêu: nó không chỉ góp phần bảo tồn nghệ
thuật tuồng hiệu quả hơn, mà còn có thể góp phần vào việc quảng bá hình ảnh địa
phương, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Tuy nhiên, việc vận động cho dự án này không phải là điều dễ. Ngoại trừ với những
người lâu năm gắn bó với tuồng, còn lại, phần lớn đều dửng dưng hoặc bế tắc:
“Tuồng à? Biết rồi! Muốn gì thì cũng phải diễn hay cái đã!...” Hay: “Bảo tồn tuồng à?
Bọn tôi đã xây nhà hát to rồi! đã làm nhiều việc rồi! hiệu quả thế thôi! Có cố cũng
chẳng hơn gì đâu!...” v.v... và v.v...
Thật ra, có hai điểm chúng ta cần lưu ý: Thứ nhất, trên thực tế, có khối điều chúng
ta tưởng chừng đã biết “đủ”, không thèm nghĩ thêm gì nữa, nhưng thực ra, là chẳng
biết gì cả. Và đã hứng chịu đủ thứ hậu quả với hệ lụy từ sự bất cập đó... Thứ hai,
cũng xin lưu ý rằng, thực tế, có khối điều chúng ta làm không hiệu quả, người khác,
chỉ cần làm khác đi một chút, hiệu quả đã khác. Không ngờ...
Về lưu ý thứ nhất, để khỏi dông dài, tôi xin nêu ví dụ: cuốn vở học sinh. Vở học sinh
đang có, như đã thấy, ai cũng bình thản mua về cho con em dùng; các thầy cô giáo ở
trường cũng không băn khoăn gì; thậm chí, các chuyên gia ở Bộ Giáo dục hình như
cũng vậy... Nhưng phải chăng, quanh cuốn vở học sinh của chúng ta là không có vấn
đề gì để suy xét? Thật ra có. Có rất nhiều vấn đề. Hãy thử lần theo cách phân tích từ
định nghĩa cơ bản “Vở học sinh là gì?” này, hẳn sẽ thấy, cuốn vở học sinh mà các em
đang dùng hàng ngày, cũng chứa nhiều “ẩn họa” như thế nào: Một, vở “là để viết”.
Viết, là đụng đến tương quan giữa ngòi viết và mặt giấy. Mặt giấy quá láng: không
ăn mực. Mặt giấy quá ráp: mau mài mòn ngòi viết. Mặt giấy quá xốp: lem... Định
nghĩa này dẫn đến yêu cầu thứ nhất: vở học sinh phải thuận lợi cho việc viết. Hai, vở
“là để đọc lại cái đã được viết”. Mà đọc, là đụng đến tương quan giữa mắt với mặt
giấy. Mắt đọc được chữ trên mặt giấy là nhờ vào ánh sáng. Nhưng, ánh sáng đập vào
mặt giấy thì sẽ có phản xạ. Các tia phản xạ dội thẳng vào mắt có thể gây tổn hại
thần kinh thị giác dẫn đến cận thị, loạn thị v.v... Thực tế này đưa ra yêu cầu: mặt
giấy phải giảm thiểu được các tia phản xạ. Như vậy, về nguyên tắc, mặt giấy vở học
sinh (sách vở nói chung) phải không được quá trắng, quá láng... Ba, vở “tồn tại trong
môi trường tập vở”-một người đi học, thường, có rất nhiều vở. Nhiều, nên có nhu cầu
phân loại. Để việc phân loại dễ dàng, rất cần đến “màu báo hiệu”-màu đỏ là tập toán,
màu xanh là tập lý v.v... Như vậy, một ram vở dành cho học sinh, phải đóng với
nhiều màu bìa khác nhau... Bốn, vở “gần gũi với người đi học và hiện diện trong môi
trường học đường”. Trong môi trường tập thể đó, vở của người này, có thể ảnh hưởng
đến người khác. Việc in hình ảnh trang trí lấy từ phim ảnh, truyện tranh như Đô-rê-
mon, như Hoàng Châu Cách Cách, như Siêu Nhân này nọ... có thể là nguyên cớ cho
sự phân tán tâm lý nơi các em. Quan trọng hơn, việc in ảnh lên bìa, trước yêu cầu
chất lượng hình ảnh khác nhau (cho bắt mắt), dẫn đến giá thành cuốn vở khác nhau,
một cách vô tình, đã kích hoạt cho những mặc cảm phân biệt giàu nghèo... là điều
tối kỵ trong môi trường học đường v.v...
Đấy! Vấn đề tưởng như không có gì phải nghĩ lại nữa, nhưng nếu nhìn kỹ lại như trên,
hẳn thấy, chỉ qua một cuốn vở học sinh thôi, chúng ta đã mắc không ít sai lầm. Hậu
quả như thế nào, có lẽ không cần nói nữa...
Về lưu ý thứ hai, cũng để khỏi dông dài, tôi xin kể chuyện. Câu chuyện nhập môn cho
những ai bắt đầu học làm sự kiện hay truyền thông: Trên một góc phố ở Luân Đôn,
có một người mù ăn xin. Hàng ngày, ông ta ra đó ngồi, ăn mặc dơ dáy, râu ria xồm
xoàm, tốc tai bù xù, dáng vẻ thảm thương và không ngường kêu than. Khách bộ
hành đi qua, thỉnh thoảng có người dừng lại, thảy vào nón cho ông ta vài đồng tiền
cắc... Một hôm, có một người đàn ông đến, sau một hồi quan sát, ngồi xuống bên
cạnh ông ta và nói: “Tôi không cho ông tiền. Tôi cho ông khả năng kiếm tiền nhiều
hơn. Với điều kiện, ông phải nghe lời tôi. Hôm nay về, ông cắt tóc, cạo râu cho gọn
gàng. Ngày mai ra đây, phải ăn mặc đàng hoàng, ngồi ngay ngắn, không kêu than gì
cả. Tôi sẽ thay cho ông câu cầu xin phía trước bằng một câu khác. Tôi bảo đảm, mọi
người sẽ cho ông nhiều tiền hơn...”. Người ăn xin bán tín bán nghi, nhưng sau khi
biết kẻ khuyên mình là một tên tuổi lừng lẫy trong giới quảng cáo nên đã nghe lời. Y
như rằng, ngày hôm sau, người đi qua đã cho tiền nhiều hơn. Không chỉ cho tiền cắc
mà cả tiền giấy. Không phải vứt tiền xuống mà cúi xuống bỏ tiền vào nón tử tế... Quá
ngạc nhiên nên trước khi về, khi người cuối cùng cúi xuống bỏ tiền vào mũ, người
đàn ông ăn xin kia đã hỏi: “Này ngài, xin ngài đọc giùm tôi cái câu cầu xin phía trước
viết gì vậy?”... Hai câu,cũ/mới,khác nhau thế này: cũ, “Hãy thương xót kẻ khốn cùng
này!”; mới, “Tôi muốn nhìn thấy ánh sáng mặt trời!”. Bây giờ hãy thử phân tích: Một
người mù đi ăn xin là chuyện bình thường. Một người đi ăn xin tạo dáng vẻ thảm
thương để đánh động lòng thương hại của người khác cũng là chuyện bình thường.
Và, người khác, bố thí cho những người thảm thương như thế cũng là chuyện bình
thường. Họ cho mà không nghĩ ngợi, không xúc động gì cả... Nhưng, một người mù
ăn xin, lại có dáng vẻ đầy tự trọng, là chuyện khác thường. Và, khi một người mù ăn
xin, không phải để sống qua ngày, mà để chữa lành đôi mắt, để nhìn thấy được như
mọi người, là chuyện khác thường. Trước hình ảnh một con người như vậy, người ta
cho tiền, không phải bố thí nữa, mà n ...