Danh mục

Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng1. Phương pháp khám phản xạ.Phản xạ là sự đáp ứng của bộ máy thần kinh đối với một kích thích b ên trong hoặcbên ngoài cơ thể.Sự thay đổi và chênh lệch phản xạ cung cấp cho ta những thông tin quý giá trongchẩn đoán định khu và trong chẩn đoán bệnh. Rối loạn phản xạ biểu hiện là tănghoặc giảm phản xạ. Tuy nhiên, một số người bình thường cũng không có đáp ứngphản xạ gân xương hoặc ở những người béo phì, những phụ nữ sinh đẻ nhiềukhông có đáp ứng phản xạ da bụng.Khi khám phản xạ cần xác định được: bệnh nhân có rối loạn phản xạ không? phảnxạ nào bị rối loạn, tăng hay giảm hoặc mất phản xạ? có các phản xạ bệnh lýkhông?1.1. Sơ lược về cung phản xạ:Cung phản xạ là một mô hình phản ánh phương thức hoạt động của hệ thần kinhvà có 5 khâu như sau: cơ quan cảm thụ, dẫn truyền hướng tâm, trung khu phản xạ,dẫn truyền ly tâm, cơ quan đáp ứng.Rối loạn chức năng của bất kỳ khâu n ào trong thành phần cung phản xạ đều gâynên rối loạn hoạt động của phản xạ đó.1.2. Phân loại phản xạ:Trong lâm sàng, phản xạ được chia thành hai loại là phản xạ sinh lý và phản xạbệnh lý.1.2.1. Phản xạ sinh lý:+ Phản xạ gân xương (phản xạ sâu):- Ở chi trên có 3 phản xạ quan trọng là: phản xạ trâm quay, phản xạ gân cơ nhịđầu, phản xạ gân cơ tam đầu.- Ở chi dưới có hai phản xạ quan trọng là: phản xạ gân cơ tứ đầu đùi, phản xạ gângót (phản xạ gân Achilles).+ Phản xạ da (phản xạ nông): phản xạ da bụng (trên, giữa và dưới), phản xạ dađùi-bìu, phản xạ da gan bàn chân.1.2.2. Phản xạ bệnh lý:+ Phản xạ bệnh lý bó tháp:- Nhóm duỗi: phản xạ Babinski, phản xạ Oppenheim, phản xạ Gordon, phản xạSchaeffer.- Nhóm gấp: phản xạ Hoffmann, phản xạ Rossolimo, phản xạ Troemner.+ Phản xạ tự động tủy gồm có các phản xạ ba co và phản xạ ba duỗi.+ Phản xạ nắm.+ Phản xạ tự động miệng: phản xạ mũi-môi, phản xạ mút.+ Phản xạ da gan bàn tay-cằm (phản xạ Marinesco).1.3. Cách khám phản xạ:1.3.1. Nguyên tắc khám phản xạ:+ Các chi ở tư thế thoải mái, không co cơ chủ động.+ Dụng cụ khám là búa phản xạ và kim đầu tù.+ Gõ đúng vào vùng sinh ph ản xạ. + So sánh đối xứng hai bên cơ thể.1.3.2. Khám các phản xạ gân xương:+ Phản xạ trâm quay: trung khu phản xạ C6.- Bệnh nhân để khớp khủyu gấp 120o, cẳng tay quay sấp.- Thầy thuốc dùng búa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát vào gân cơ ngửa dài cách mỏmtrâm xương quay 0,5 cm.- Đáp ứng: gấp cẳng tay và quay ngửa bàn tay do co cơ ngửa dài.+ Khám phản xạ gân cơ nhị đầu cánh tay: trung khu phản xạ C5.- Bệnh nhân để khớp khủyu gấp 120o, cẳng tay để ngửa.- Thầy thuốc đặt và ấn nhẹ ngón tay cái lên trên gân cơ nhị đầu cần khám. Dùngbúa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát lên ngón tay cái đó.- Đáp ứng: gấp cẳng tay do co cơ nhị đầu.+ Phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay: trung khu phản xạ C7.- Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa.+ Ngồi: khớp khủyu tay để 90o, cẳng tay đặt trên đùi hoặc đầu gối.+ Nằm ngửa: khớp khủyu để 90o, bàn tay đặt trên bụng.- Thầy thuốc nâng nhẹ cánh tay bênh nhân, dùng búa ph ản xạ gõ nhẹ phía trênmỏm khủyu.- Đáp ứng: duỗi cẳng tay do co cơ tam đầu cánh tay.+ Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi (phản xạ xương bánh chè): trung khu phản xạ L3, L4.- Bệnh nhân đặt khớp gối ở góc 90-120o. - Thầy thuốc dùng búa phản xạ gõ trực tiếp nhẹ và dứt khoát lên gân cơ tứ đầuđùi (ở dưới xương bánh chè của bệnh nhân).- Đáp ứng duỗi cẳng chân do co cơ tứ đầu đùi.+ Phản xạ gân gót (phản xạ gân Achilles): trung khu phản xạ S1. - Bệnh nhân có thể nằm ngửa hoặc nằm sấp.. Nằm ngửa: để đùi tạo với cẳng chân một góc 150o.. Nằm sấp: để cẳng chân vuông góc với đùi.- Thầy thuốc dùng tay trái đỡ bàn chân của bênh nhân và gấp nhẹ về phía mu chân,tay phải dùng búa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát lên gân gót của bệnh nhân. - Đáp ứng: bàn chân bệnh nhân duỗi do co cơ tam đầu cẳng chân.+ Đánh giá rối loạn phản xạ:- Giảm hoặc mất phản xạ: là tình trạng giảm hoặc mất hoàn toàn đáp ứng co cơbiểu hiện bằng giảm hoặc mất đáp ứng cử động của khúc chi tương ứng.Cần lưu ý trong thực tế có khoảng 5-10% người bình thường không có đáp ứngphản xạ gân xương, vì vậy việc đánh giá phản xạ cơ bản phải dựa vào so sánh đápứng phản xạ giữa hai bên cơ thể.Giảm hoặc mất phản xạ gặp trong tổn thương tiểu não, các bệnh dây thần kinhngoại vi, bệnh cơ giai đoạn muộn, liệt chu kỳ gia đ ình, viêm tủy xám, thời kỳchoáng não, choáng tủy và liệt trung ương giai đoạn đầu.- Tăng phản xạ với những biểu hiện:. Co cơ ngay khi gõ rất nhẹ (giảm ngưỡng phản xạ). . Biên độ co cơ lớn hơn bình thường.. Phản xạ có tính chất lan toả (có thể gây phản xạ khi gõ ở nhiều vị trí khác nhau).. Đa động (kích thích một lần, đáp ứng co cơ 3-4 lần liên tiếp).. Đôi khi kèm theo hiện tượng rung giật (bàn chân hoặc bánh chè).. Tăng phản xạ gặp trong tổn thương bó tháp, uốn ván hoặc nhiễm độc strychnin.. Phản xạ da bụng, da đùi-bìu: chỉ giảm hoặc mất mới là dấu hiệu bệnh lý. ...

Tài liệu được xem nhiều: