Danh mục

Kháng sinh không làm trẻ suy dinh dưỡng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.08 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều phụ huynh có suy nghĩ, khi con bị bệnh, nếu cho uống kháng sinh nhiều thì sau khi hết bệnh, bé khó có thể phục hồi lại cân nặng, thậm chí còn dễ bị suy dinh dưỡng. Chị Hoa Tiên có con gái 13 tháng tuổi nhưng bé chỉ cân nặng 8kg. Người thân cho rằng do bé ăn và bú sữa mẹ rất ít. Tuy nhiên, chị Tiên lại nghĩ có lẽ do bé bị bệnh về đường hô hấp và uống kháng sinh lâu ngày nên mới bị suy dinh dưỡng. Chị giải thích: “Bé nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kháng sinh không làm trẻ suy dinh dưỡng Kháng sinh không làm trẻ suy dinh dưỡng( 7:20 AM | 31/08/2011 )Nhiều phụ huynh có suy nghĩ, khi con bị bệnh, nếu cho uốngkháng sinh nhiều thì sau khi hết bệnh, bé khó có thể phục hồilại cân nặng, thậm chí còn dễ bị suy dinh dưỡng.Chị Hoa Tiên có con gái 13 tháng tuổi nhưng bé chỉ cân nặng 8kg.Người thân cho rằng do bé ăn và bú sữa mẹ rất ít. Tuy nhiên,chị Tiên lại nghĩ có lẽ do bé bị bệnh về đường hô hấp và uốngkháng sinh lâu ngày nên mới bị suy dinh dưỡng.Chị giải thích: “Bé nhà tôi sinh thường, nhưng khi được khoảnghơn 1 tháng tuổi bé hay ho về đêm dù tôi luôn giữ ấm vùng ngựccủa con. Cụ thể, cứ hai tuần, bé lại ho về đêm. Tôi đưa bé đi khámtại bệnh viện tỉnh nhiều lần. Một lần, bác sĩ nói bé bị viêm đườnghô hấp, có lúc nói viêm cuống phổi. Vì bé bệnh và bác sĩ cho uốngthuốc hoài nên giờ bé không mập nổi”.Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, Thạc sĩ – Bác sĩ TrầnAnh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCMkhẳng định. Ông phân tích: kháng sinh tự nó không thể làm trẻ suydinh dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ. Chính nguyên nhân “bé ănvà bú sữa mẹ cũng ít” cùng với việc trẻ thường xuyên bị bệnh (vìvậy nên trẻ phải uống thuốc) mới là nguyên nhân làm trẻ suy dinhdưỡng.Trước hết, con chị Tiên 13 tháng tuổi, cân nặng 8kg thì chưa đếnmức suy dinh dưỡng. Vì vậy, chị Tiên cũng không nên quá lo lắng.Đặc biệt, phụ huynh cần nên theo dõi cân nặng, chiều cao của bémỗi tháng bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng (có trong sổ sứckhỏe của bé) để đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻchính xác hơn. Không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài của bé hay đơngiản là so sánh con mình với con người khác để có những lo âukhông cần thiết.Tuy nhiên, cần chú ý, nếu bé tiếp tục “ăn và bú sữa mẹ rất ít” thìnguy cơ suy dinh dưỡng là có thật.Viêm đường hô hấp chính là bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổitrên toàn thế giới: một em bé dưới 5 tuổi dù có một chế độ dinhdưỡng đúng, được chăm sóc tốt, sống trong môi trường sạch sẽcũng vẫn có thể bị 5-8 lần viêm hô hấp như các trẻ khác. Khi trẻlớn lên, thường là trên 3 tuổi, đủ sức đề kháng hơn, thì nguy cơmắc bệnh này cũng giảm. Nếu chỉ viêm hô hấp thông thường, trẻsẽ tự khỏi trong 10-14 ngày nếu được chăm sóc tốt.Để phòng tránh viêm đường hô hấp, phụ huynh cần lưu ý nhữngviệc sau: nuôi dưỡng trẻ tốt – tránh suy dinh dưỡng; dọn dẹp nhàcửa gọn gàng, sạch sẽ, tránh tình trạng ô nhiễm ngay trong nhà (dothan củi chẳng hạn); tránh để bé hít khói thuốc lá thụ động; giữ ấmđúng mức cho trẻ khi trời lạnh, trời mưa, sử dụng máy lạnh, quạtmáy đúng cách khi trời nóng; tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi vớingười đang cảm ho; rửa tay đúng cách; chủng ngừa đầy đủ (tiêmchủng mở rộng và tự nguyện nếu có điều kiện); cho trẻ uốngvitamin A và các chất vi lượng đầy đủ theo khuyến cáo của ngànhy tế.Bên cạnh đó, nếu trẻ thường bị viêm hô hấp, đặc biệt là viêm phếquản hay viêm phổi, phụ huynh nên cho trẻ khám chuyên khoa hôhấp nhi để xác định trẻ có bệnh phối hợp nào khác khiến trẻ dễbệnh hơn như: trào ngược dạ dày – thực quản, hen suyễn…

Tài liệu được xem nhiều: