Danh mục

Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích khảo sát Khảo sát và đo đạc động lực trầm tích bề mặt và quá trình bồi xói ở vùng rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Phân tích và đánh giá sự xói mòn và bồi tụ tại khu vực khảo sát. Nội dung thực hiện Phân tích mẫu đất tại khu vực khảo sát. Khảo sát sự xói bồi bề mặt bằng tracer stick. Khảo sát sự xói lở đường bờ bằng các mốc cọc. Khảo sát sự thay đổi đường bờ bằng máy định vị GPS. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre Kh o sát ng l c tr m tích b m t t i khu v c r ng ng p m n r ch C n B ng, Th nh Phú T nh B n Tre - 90 - Chương 5 Khảo sát động lực trầm tích bề mặt tại khu vực rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre 5.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT 5.1.1 Mục đích khảo sát Khảo sát và đo đạc động lực trầm tích bề mặt và quá trình bồi xói ở vùng rừng ngập mặn rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Phân tích và đánh giá sự xói mòn và bồi tụ tại khu vực khảo sát. 5.1.2 Nội dung thực hiện Phân tích mẫu đất tại khu vực khảo sát. Khảo sát sự xói bồi bề mặt bằng tracer stick. Khảo sát sự xói lở đường bờ bằng các mốc cọc. Khảo sát sự thay đổi đường bờ bằng máy định vị GPS. 5.1.3 Thời gian đo đạc Từ tháng 10/2008 đến tháng 05/2009 chia làm các đợt đo như sau: 1) Đợt 1 ngày 12/10/2008 2) Đợt 2 ngày 09/11/2008 3) Đợt 3 ngày 22/12/2008 4) Đợt 4 ngày 11/01/2009 5) Đợt 5 ngày 18/01/2009 6) Đợt 6 ngày 05/03/2009 7) Đợt 7 ngày 22/03/2009 8) Đợt 8 ngày 12/04/2009 9) Đợt 9 ngày 12/05/2009 - 91 - 5.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT 5.2.1 Vị trí địa lý Khu vực khảo sát là tại rạch Cồn Bửng thuộc vùng cửa sông Cổ Chiên, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Hình 5.1). Sông Cổ Chiên nằm ở phía Nam tỉnh Bến Tre, có chiều dài khoảng 80 km và là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre và hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Khu vực khảo sát có tọa độ từ 9050,592’- 9051,618’ vĩ độ Bắc, 106039,982’- 106040,527’ kinh độ Đông. Tại khu vực này có một con rạch lớn chảy từ Cồn Bửng đổ ra cửa sông Cổ Chiên. 5.2.2 Gió mùa Do vị trí khảo sát nằm ngay vùng cửa sông nên chịu ảnh hưởng nhiều của sóng gió, với khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa riêng biệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [1]. Trong thời gian khảo sát, gió mùa có sự thay đổi như sau: Trong mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam đến Tây Tây Nam, tốc độ trung bình cấp 3-4; đến tháng 10 trở đi gió chuyển sang hướng Đông Bắc với tốc độ cấp 2; và đến tháng 2,3 thì gió theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam với tốc độ cấp 3-4; sang tháng 4, gió chuyển sang hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ cấp 3-4. 5.2.3 Lượng mưa tại huyện Thạnh Phú từ 10/2008 đến 05/2009 Hình 5.2 là biểu đồ lượng mưa tại Thạnh Phú trong thời gian khảo sát. Ta thấy lượng mưa cao nhất là khoảng 421,1mm vào tháng 10/2008 và khoảng 313,7mm vào tháng 11/2008. Từ tháng 12/2008 đến 05/2009 thì lượng mưa nhỏ, không đáng kể hoặc không mưa. 5.2.4 Độ cao triều cực đại tại sông Hàm Luông Hình 5.3 biểu diễn độ cao triều cực đại trong khoảng thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 03/2009. Ta thấy dao động triều cực đại cao nhất vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12. Sau tháng 12, biên độ dao động triều cực đại có khuynh hướng giảm dần. - 92 - Hình 5.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre và vị trí khu vực khảo sát Thạnh Phú - Bến Tre (a) Bản đồ tỉnh Bến Tre (b) Vị trí khu vực khảo sát (Ảnh chụp ngày 12/10/2008) - 93 - Hình 5.2: Lượng mưa tại Thạnh Phú (Bến Tre) từ 10/2008 đến 05/2009 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre) Hình 5.3: Độ cao triều cực đại trong tháng từ 10/2008 đến 05/2009 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre) - 94 - Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 – 3,5m. Biên độ hàng ngày kỳ triều cường thường gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, nhưng với vùng bán nhật triều không đều như Thạnh Phú sự chênh lệch này không lớn [6]. 5.3 PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH Các mẫu đất thu thập từ khu vực rạch Cồn Bửng vào tháng 10/2008 được tiến hành phân tích kích thước và thành phần hạt. Các mẫu đất được lấy trên bề mặt mặt đất đến độ sâu 20cm, bằng ống mẫu có đường kính 5cm. Ba điểm lấy mẫu được phân bố như Hình 5.4, trong đó vị trí STA và STB tại vùng bãi bồi ven biển và vị trí STC tại vùng bãi bồi phía trong rừng ngập mặn. Việc phân tích thành phần hạt được tiến hành trong phòng thí nghiệm khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh. 5.3.1 Phương pháp phân tích thành phần hạt của mẫu đất [4] Do các mẫu đất thu thập được có thành phần chủ yếu là các hạt mịn (đường kính các hạt nhỏ hơn 0,5mm) lẫn các hạt có kích thước lớn hơn nên cần phải phân tích bằng hai phương pháp là phương pháp rây (khi các hạt lớn hơn 0,5mm) và phương pháp pipet (khi các ...

Tài liệu được xem nhiều: