Danh mục

Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.32 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quản. Nghiên cứu thực hiện trên tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và được theo dõi, điều trị với seretide và salbutamol (ventoline). Ngoài ra, các trường hợp đều được đo chức năng hô hấp trước và sau điều trị với thời gian giữa hai lần đo ít nhất trong bốn tuần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát dung tích hít vào của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau điều trị thuốc giãn phế quảnY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009Nghiên cứu Y họcKHẢO SÁT DUNG TÍCH HÍT VÀO CỦA BỆNH NHÂNBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH SAU ĐIỀU TRỊ THUỐC GIÃN PHẾQUẢNVõ Minh Vinh*, Quang Văn Trí**TÓM TẮTMục tiêu: Khảo sát dung tích hít vào (IC) của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sau điều trị thuốcgiãn phế quản.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và được theo dõi, điều trị với seretide và salbutamol (ventoline). Ngoàira, các trường hợp đều được đo chức năng hô hấp trước và sau điều trị với thời gian giữa hai lần đo ít nhấttrong bốn tuần.Kết quả: Từ 2/2006 đến 2/2007, có 73 bệnh nhân BPTNMT (57 nam và 16 nữ). Tất cả họ có tuổi từ 40 trởlên. 49 trường hợp (67%) hút thuốc lá, trung bình 32 ± 16 gói/năm. Số trường hợp BPTNMT giai đoạn II là 24;giai đoạn III là 34; và giai đoạn IV là 15. Sau điều trị thuốc giãn PQ, chỉ số IC tăng 330 ml và 22%; và FEV1tăng 210 ml và 18% so với trước điều trị. Sự cải thiện này đều xảy ra tương tự ở các giai đoạn (II, III và IV) củaBPTNMT cũng như ở từng lứa tuổi và đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ngoài ra, sự tăng IC và FEV1 sau khiđiều trị thuốc giãn phế quản ở nhóm hút thuốc lá là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), ngược lại ở nhóm không hútthuốc lá sự thay đổi này không có ý nghĩa (P > 0,05). Đồng thời, khi phân tích ở nhiều mức độ khác nhau, thì giátrị P của IC luôn luôn có ý nghĩa thống kê hơn giá trị P của FEV1.Kết luận: Sự thay đổi của dung tích sống hít vào (IC) dùng để đánh giá đáp ứng điều trị thuốc giãn phếquản cho bệnh nhân BPTNMT tốt hơn là sự thay đổi của FEV1.ABSTRACTTHE SURVEY OF INSPIRATORY CAPACITY IN COPD PATIENTSAFTER TREATED WITH BRONCHODILATORSVo Minh Vinh, Quang Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 173 177Objectives: to survey inspiratory capacity in COPD patients after treated with bronchodilators.Method: analytical crossed-sectional study.Results: from 2/2006 to 2/2007, there were 73 COPD patients (75 male and 16 female). All of them were atleast 40 years old. 49 cases (67 %) smoked cigarette, average at 32 ± 16 packs/year. There were 24 cases in phase IIof COPD; 34 in phase III; and 15 in phase IV. After treating with bronchdilators, value of IC index increased to330 ml and 22%; and value of FEV1 increased to 210 ml and 18% more than before treating bronchdilators.These improvement took place similarly in phases of COPD (II,III, and IV) as well as in each age group and weresignificantly statistical (P < 0.05). On the other hand, the increases of IC and FEV1 after treating withbronchdilators in smoke group were significantly statistical (P < 0.05), whereas in non-smoke group were notsignificantly statistical (P > 0.05). Simultaneously, analysis in many aspects, P-value of IC was moresignificantly statistical than P-value of FEV1.Conclusion: The change of IC in evaluation of the response of treatment with bronchodilators in COPDpatients was better than the change of FEV1.* Khoa Thăm Dò Chức Năng – Bệnh Viện Chợ Rẫy.** Bộ môn Lao và Bệnh phổi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.Chuyên Đề Nội Khoa1Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009ĐẶT VẤNĐỀBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)hiện nay là một vấn đề sức khỏe, là một trongnhững nguyên nhân hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnhvà tử vong, gây ra một gánh nặng cho nền kinhtế và xã hội trên toàn cầu. Như những bệnh mạntính khác, những rối loạn bất phục hồi gây ranhững triệu chứng đòi hỏi người bệnh cần phảiđược điều trị ngoại trú thường xuyên và khôngtránh khỏi những đợt kịch phát cần phải nhậpviện, và toàn bộ gánh nặng BPTNMT vẫn chưađược đánh giá đúng mức(5,6).Hút thuốc lá, nguy cơ chính đã được khẳngđịnh do hậu quả gây tổn hại cấu trúc và chứcnăng ở hệ hô hấp, dẫn đến BPTNMT cũng nhưnhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên không phải tấtcả những người bị BPTNMT đều có liên quanđến yếu tố nguy cơ thuốc lá, bởi có sự khác nhauvề tính thụ cảm sinh bệnh của từng cá thể.BPTNMT luôn được quan tâm và đề cập đếnquá trình viêm trên các cấu trúc giải phẩu đườnghô hấp. Do vậy, hiện nay vẫn còn nhiều nghiêncứu với mục đích phát hiện thêm những ảnhhưởng của các nhân tố tác động đến diễn tiếnbệnh nhằm hổ trợ cho việc điểu trị đạt được cácmục tiêu cần thiếtVấn đề điều trị đến hiện tại vẫn chủ yếu baogồm: sử dụng linh hoạt các thuốc dản phế quản,các loại corticoid uống hoặc hít, phục hồi chứcnăng, liệu pháp oxy dài hạn tại nhà trong nhữngtrường hợp hạ oxy trong máu, cai thuốc lá nếubệnh nhân đang hút là điều kiện tiên quyết(5,6).Việc đánh giá chức năng hô hấp trước, trongvà sau điều trị thuốc dản phế quản ở bệnh nhânBPTNMT từ trước đến nay chúng ta vẫn dựachủ yếu vào thông số thể tích thở ra gắng sứctrong giây đầu (FEV1) và trị số Tiffeneau(FEV1/V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: