Danh mục

Khảo sát kết quả điều trị dị vật mũi ở trẻ em tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khảo sát quá trình bệnh lý và đánh giá kết quả điều trị lấy dị vật mũi ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Gồm 62 bệnh nhân dưới 12 tuổi đến khám tại khoa TMH được chẩn đoán dị vật mũi từ 01/07/2019 đến 31/05/2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát kết quả điều trị dị vật mũi ở trẻ em tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT MŨI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV TỈNH AN GIANG Phạm Dân Nguyên - Nguyễn Thị Mai Sương Lâm Trọng Nhân - Nguyễn Thị Thanh Bay TÓM TẮT: Mục tiêu: Khảo sát quá trình bệnh lý và đánh giá kết quả điều trị lấy dị vật mũi ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang .Gồm 62 bệnh nhân dưới 12 tuổi đến khám tại khoa TMH được chẩn đoán dị vật mũi từ 01/07/2019 đến 31/05/2020. Kết quả: Từ 01/07/2019  31/05/2020, ghi nhận 62 trường hợp trong đó có 25 bệnh nhân nam (40.3%), 37 bệnh nhân nữ (59.7%). Tập trung vào nhóm 3 – 6 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 8 tuổi. Ghi nhận 22 ca dị vật hữu cơ (35.5%), 35 ca dị vật vô cơ (56.4%), và 5 ca dị vật là pin điện tử (8.1%). Đa số các bé đến khám khi có triệu chứng chảy mũi hôi một bên (56.4%). Trong 62 ca dị vật có 56 ca lấy lúc bệnh nhân tỉnh, 6 ca còn lại lấy qua gây mê (tiền mê). Sau lấy dị vật, biến chứng trày xước niêm mạc mũi gây chảy máu mũi gặp nhiều nhất, 32 ca, chiếm tỷ lệ 51.6%. Kết luận : Lấy dị vật mũi ở trẻ em thường phải kết hợp nội soi mũi vì hốc mũi bệnh nhân nhỏ, thao tác đòi hỏi chính xác và khéo léo. Tỷ lệ bệnh tập trung vào nhóm tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi), đa số dị vật được phát hiện khi bé bị chảy mũi hôi một bên. Trày xước niêm mạc mũi gây chảy máu mũi lượng ít là biến chứng thường gặp nhưng sau đó đều tự cầm máu được mà không cần can thiệp thêm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật mũi là một cấp cứu phổ biến ở khoa Tai Mũi Họng, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù dị vật mũi hiếm khi gây ra tình trạng khó thở cấp tính, nhưng đối với một số loại dị vật nhất định, chẳng hạn như pin và nam châm, có thể gây ra tổn thương mũi vĩnh viễn và cần phải nhanh chóng đưa dị vật ra ngoài. Việc cân nhắc kỹ thuật lấy sao cho hiệu quả nhất là điều cần thiết, vì trẻ em thường không hợp tác, giãy giụa, nếu dị vật bị trật ra có thể di chuyển vào đường thở, dẫn đến tắc nghẽn đường thở hoặc tử vong. [1,2,3] Dị vật mũi thường được phân loại thành 2 nhóm là hữu cơ hoặc vô cơ. Dị vật vô cơ thường là hạt nhựa, mảnh nhựa trong đồ chơi, giấy, mút xốp, sỏi, kim loại... Những dị vật này thường không có triệu chứng và có thể được phát hiện tình cờ. Dị vật hữu cơ có thể bao gồm các loại đậu, hạt (me, sen, bắp, lúa…) và có xu hướng kích ứng niêm mạc mũi nhiều hơn; do đó, chúng có thể tạo ra các triệu chứng sớm hơn.[2] Trong các loại dị vật vô cơ, pin điện tử (pin đồng hồ) là loại dị vật nguy hiểm nhất vì chúng gây hoại tử bằng phản ứng hóa học lên niêm mạc mũi, dẫn đến ăn mòn niêm mạc mũi, gây chảy máu hoặc thủng vĩnh viễn niêm mạc hốc mũi. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: khảo sát quá trình bệnh lý và đánh giá kết quả điều trị lấy dị vật mũi ở trẻ em. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 223 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Mục tiêu chuyên biệt: - Khảo sát đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, địa dư, vị trí dị vật, loại dị vật mũi, tổn thương niêm mạc mũi lúc đến khám. - Đánh giá kết quả điều trị: phương pháp lấy dị vật, tình trạng tổn thương niêm mạc mũi của bệnh nhân sau khi dị vật được lấy ra ngoài. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân dưới 12 tuổi có dị vật mũi đến khám ở phòng khám TMH được chẩn đoán xác định từ 01/07/2019 đến 31/05/2020. Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân được chẩn đoán dị vật mũi qua bệnh sử, thăm khám và nội soi mũi. Tiêu chuẩn loại trừ: nội soi mũi không phát hiện dị vật. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. 2.2.1.Phương pháp: - Thu thập và xử lý số liệu theo mẫu thống nhất. - Xử lý thống kê: dùng phần mêm SPSS 23 để xử lý thống kê. 2.2.2.Phương pháp tiến hành: Thu thập thông tin từ những phiếu thu thập số liệu ghi nhận từ bệnh án mượn lại từ kho lưu trữ hồ sơ bệnh viện. Các biến số được ghi nhận theo mẫu định sẵn bao gồm : - Các biến độc lập: giới tính, tuổi, địa chỉ, loại dị vật, vị trí dị vật, tổn thương niêm mạc mũi lúc đến khám, phương pháp lấy dị vật. - Biến kết cục: tổn thương mũi sau khi lấy dị vật. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong mẫu khảo sát 62 bệnh nhân có: Nam: 25 bệnh (40.3%) Nữ: 37 bệnh (59.7%). 3.1 Đặc điểm bệnh nhân: Đặc điểm Số ca Tỷ lệ % Trung bình Tuổi Từ 1 – dưới 3 tuổi 13 20.9% Từ 3 – dưới 6 tuổi 46 74.2% 3.5 ± 1.5 Từ 6 – đến 12 tuổi 03 4.9% Giới tính Nam 25 40.3% Nữ ...

Tài liệu được xem nhiều: