Khảo sát lỗi sai về trật tự của định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.36 MB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu thu thập ngữ liệu từ bài nói trên lớp, bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát để tiến hành phân loại, chọn lọc các lỗi sai phổ biến về trật tự vị trí của định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thường mắc phải. Dựa trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục những lỗi sai này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát lỗi sai về trật tự của định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một KHẢO SÁT LỖI SAI VỀ TRẬT TỰ CỦA ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN NĂM 1, NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Thùy Dung 1 1. Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong ngôn ngữ học, định ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nghĩa và giới hạn ý nghĩacủa trung tâm ngữ. Sự khác biệt về trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ trong tiếng Việt và tiếngTrung gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên Việt Nam khi mới học và sử dụng tiếng Trung, từ đó ảnhhưởng đến khả năng giao tiếp và hiệu quả học tập. Bài nghiên cứu thu thập ngữ liệu từ bài nói trên lớp,bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát để tiến hành phân loại, chọn lọc các lỗi sai phổbiến về trật tự vị trí của định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại TrườngĐại học Thủ Dầu Một thường mắc phải. Dựa trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài nghiên cứu chỉra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục những lỗi sai này. Từ khóa: định ngữ, lỗi sai, trật tự, tiếng Trung, tiếng Việt1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt và tiếng Trung đều thuộc nhóm ngôn ngữ đơn lập, từ đều không có sự thay đổi vềhình thái, ý nghĩa ngữ pháp đều được biểu thị qua trật tự từ và hư từ. Xét về trật tự từ, tiếng Việt vàtiếng Trung đều là cấu trúc S-V-O, tức là các thành phần câu thường được sắp xếp theo trật tự “chủngữ - vị ngữ - tân ngữ”, tuy nhiên trật tự vị trí của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiềuđiểm khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt Tiếng Trung Tôi là người Việt Nam. 我是 越南 人。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Đây là trái cây gì? 这是什么 水果? (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trường học nằm bên cạnh ngân hàng. 学校在银行 旁边。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trong tiếng Việt, định ngữ thường được đặt sau trung tâm ngữ, còn trong tiếng Trung định ngữthường được đặt trước trung tâm ngữ. Đặc biệt là với nhiều thành phần định ngữ đa tầng, trật tự vị trícủa các định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt, vị trí còn phức tạp hơn nữa,điều này dễ khiến cho sinh viên năm 1 và năm 2 đang ở giai đoạn đầu của việc học tiếng Trung thườngdễ sai ở vị trí của định ngữ với trung tâm ngữ, và vị trí của các định ngữ trong kết cấu định ngữ đa tầng.Việc nắm bắt trật tự định ngữ trong giai đoạn này là rất quan trọng, vì đây là nền tảng ảnh hưởng đếnkhả năng giao tiếp và sự tiến bộ về sau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các lỗi sai trật tự vị trí địnhngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 khi học tiếng Trung là rất cần thiết.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Corder (1967)1 phân biệt giữa hai khái niệm trong ngành ngôn ngữ học ứng dụng: “lỗi nhầm1 Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners Errors. International Review of Applied Linguistics in LanguageTeaching, 5, 161-170. 568(mistake)” và “lỗi sai (error)”. Lỗi nhầm là những lỗi ngẫu nhiên hoặc tình cờ do người học mắcphải do các nguyên nhân như hạn chế về trí nhớ, bất cẩn, hoặc các yếu tố khác làm xao nhãng. Lỗinhầm xảy ra không thường xuyên trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và không theo một hệ thốngnhất định, người nói nhận ra và tự sửa được, và không phản ánh đúng khả năng ngôn ngữ thực sựcủa người học. Ngược lại, lỗi sai là những lỗi có hệ thống và xảy ra do người học thiếu kiến thức vềngôn ngữ đích. Khác với lỗi nhầm, những lỗi sai không thể dễ dàng được người học phát hiện vàchỉnh sửa do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hoặc thiếu hụt kiến thức của ngôn ngữ đích. Lỗi sai là cóhệ thống và có quy luật, phản ánh đúng năng lực ngôn ngữ thực sự của người học. Lado (1957)1 nhấn mạnh việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ mẹ đẻ của người học với ngôn ngữđích để dự đoán và giải thích các lỗi ngữ pháp, và những khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ có thểdẫn đến lỗi, do người học áp dụng những quy tắc từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai. Việcso sánh này rất quan trọng để giúp người dạy có thể thiết kế các bài giảng phù hợp nhằm giảm thiểulỗi sai và hỗ trợ người học một cách hiệu quả. Zhao Xia (2007)2 đã tập trung vào việc phân tích lỗi trật tự từ dựa theo các khía cạnh ngữnghĩa, ngữ dụng và cấu trúc ngữ pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp từ phương pháp dạy họcnhằm khắc phục các lỗi sai này. Lu Jianji (1994)3 đã phân loại lỗi sai trật tự từ thành hai nhóm chính: lỗi do cấu trúc đơn lẻ vàlỗi do nhóm các thành phần câu tạo nên, cụ thể bao gồm việc sử dụng sai trật tự của các từ như địnhngữ và trạng ngữ. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân, cho rằng tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình tiếp thu của người học. Phan Thị Hồng Nhã (2006)4 đã nghiên cứu về định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, chỉra rằng trật tự của định ngữ trong tiếng Trung thường đứng trước trung tâm ngữ, còn trong tiếngViệt thì ngược lại, định ngữ thường đứng sau trung tâm ngữ. Nhìn chung, có thể thấy rằng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống trật tự từ trongtiếng Trung và lỗi trật tự từ của người học tiếng Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu về lỗi trật tự vị tríđịnh ngữ của người học tiếng Trung tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, không chỉ về số lượng tài liệutham khảo mà còn về phạm vi ngữ liệu, đặc biệt là với đối tượng người học là sinh viên chuyênngành tiếng Trung trong giai đoạn năm 1, năm 2. Vì vậy, bài nghiên cứu này rất cần thiết để cungcấp dữ liệu phong phú hơn, góp phần phân tí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát lỗi sai về trật tự của định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một KHẢO SÁT LỖI SAI VỀ TRẬT TỰ CỦA ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN NĂM 1, NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Thùy Dung 1 1. Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong ngôn ngữ học, định ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nghĩa và giới hạn ý nghĩacủa trung tâm ngữ. Sự khác biệt về trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ trong tiếng Việt và tiếngTrung gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên Việt Nam khi mới học và sử dụng tiếng Trung, từ đó ảnhhưởng đến khả năng giao tiếp và hiệu quả học tập. Bài nghiên cứu thu thập ngữ liệu từ bài nói trên lớp,bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát để tiến hành phân loại, chọn lọc các lỗi sai phổbiến về trật tự vị trí của định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại TrườngĐại học Thủ Dầu Một thường mắc phải. Dựa trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài nghiên cứu chỉra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục những lỗi sai này. Từ khóa: định ngữ, lỗi sai, trật tự, tiếng Trung, tiếng Việt1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt và tiếng Trung đều thuộc nhóm ngôn ngữ đơn lập, từ đều không có sự thay đổi vềhình thái, ý nghĩa ngữ pháp đều được biểu thị qua trật tự từ và hư từ. Xét về trật tự từ, tiếng Việt vàtiếng Trung đều là cấu trúc S-V-O, tức là các thành phần câu thường được sắp xếp theo trật tự “chủngữ - vị ngữ - tân ngữ”, tuy nhiên trật tự vị trí của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiềuđiểm khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt Tiếng Trung Tôi là người Việt Nam. 我是 越南 人。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Đây là trái cây gì? 这是什么 水果? (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trường học nằm bên cạnh ngân hàng. 学校在银行 旁边。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trong tiếng Việt, định ngữ thường được đặt sau trung tâm ngữ, còn trong tiếng Trung định ngữthường được đặt trước trung tâm ngữ. Đặc biệt là với nhiều thành phần định ngữ đa tầng, trật tự vị trícủa các định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt, vị trí còn phức tạp hơn nữa,điều này dễ khiến cho sinh viên năm 1 và năm 2 đang ở giai đoạn đầu của việc học tiếng Trung thườngdễ sai ở vị trí của định ngữ với trung tâm ngữ, và vị trí của các định ngữ trong kết cấu định ngữ đa tầng.Việc nắm bắt trật tự định ngữ trong giai đoạn này là rất quan trọng, vì đây là nền tảng ảnh hưởng đếnkhả năng giao tiếp và sự tiến bộ về sau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các lỗi sai trật tự vị trí địnhngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 khi học tiếng Trung là rất cần thiết.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Corder (1967)1 phân biệt giữa hai khái niệm trong ngành ngôn ngữ học ứng dụng: “lỗi nhầm1 Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners Errors. International Review of Applied Linguistics in LanguageTeaching, 5, 161-170. 568(mistake)” và “lỗi sai (error)”. Lỗi nhầm là những lỗi ngẫu nhiên hoặc tình cờ do người học mắcphải do các nguyên nhân như hạn chế về trí nhớ, bất cẩn, hoặc các yếu tố khác làm xao nhãng. Lỗinhầm xảy ra không thường xuyên trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và không theo một hệ thốngnhất định, người nói nhận ra và tự sửa được, và không phản ánh đúng khả năng ngôn ngữ thực sựcủa người học. Ngược lại, lỗi sai là những lỗi có hệ thống và xảy ra do người học thiếu kiến thức vềngôn ngữ đích. Khác với lỗi nhầm, những lỗi sai không thể dễ dàng được người học phát hiện vàchỉnh sửa do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hoặc thiếu hụt kiến thức của ngôn ngữ đích. Lỗi sai là cóhệ thống và có quy luật, phản ánh đúng năng lực ngôn ngữ thực sự của người học. Lado (1957)1 nhấn mạnh việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ mẹ đẻ của người học với ngôn ngữđích để dự đoán và giải thích các lỗi ngữ pháp, và những khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ có thểdẫn đến lỗi, do người học áp dụng những quy tắc từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai. Việcso sánh này rất quan trọng để giúp người dạy có thể thiết kế các bài giảng phù hợp nhằm giảm thiểulỗi sai và hỗ trợ người học một cách hiệu quả. Zhao Xia (2007)2 đã tập trung vào việc phân tích lỗi trật tự từ dựa theo các khía cạnh ngữnghĩa, ngữ dụng và cấu trúc ngữ pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp từ phương pháp dạy họcnhằm khắc phục các lỗi sai này. Lu Jianji (1994)3 đã phân loại lỗi sai trật tự từ thành hai nhóm chính: lỗi do cấu trúc đơn lẻ vàlỗi do nhóm các thành phần câu tạo nên, cụ thể bao gồm việc sử dụng sai trật tự của các từ như địnhngữ và trạng ngữ. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân, cho rằng tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình tiếp thu của người học. Phan Thị Hồng Nhã (2006)4 đã nghiên cứu về định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, chỉra rằng trật tự của định ngữ trong tiếng Trung thường đứng trước trung tâm ngữ, còn trong tiếngViệt thì ngược lại, định ngữ thường đứng sau trung tâm ngữ. Nhìn chung, có thể thấy rằng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống trật tự từ trongtiếng Trung và lỗi trật tự từ của người học tiếng Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu về lỗi trật tự vị tríđịnh ngữ của người học tiếng Trung tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, không chỉ về số lượng tài liệutham khảo mà còn về phạm vi ngữ liệu, đặc biệt là với đối tượng người học là sinh viên chuyênngành tiếng Trung trong giai đoạn năm 1, năm 2. Vì vậy, bài nghiên cứu này rất cần thiết để cungcấp dữ liệu phong phú hơn, góp phần phân tí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trật tự của định ngữ trong tiếng Trung Định ngữ trong tiếng Trung Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một Ngôn ngữ học Định ngữ tiếng ViệtTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Tiếng Trung du lịch - TS. Trần Anh Tuấn
253 trang 1319 13 0 -
Nghiên cứu câu chữ '被' trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ 'bị' trong tiếng Việt)
6 trang 521 0 0 -
86 trang 381 0 0
-
Ebook みんなの日本語初級I: 第2版 - 初級で読めるトピック25
90 trang 340 0 0 -
7 trang 320 1 0
-
3000 câu đàm thoại tiếng Trung - Phần 13
14 trang 313 1 0 -
15 trang 304 0 0
-
Advantages and disadvantages of applying Chinglish in education system
6 trang 300 0 0 -
Cách viết ý nghĩa của 214 bộ trong tiếng Trung Quốc
26 trang 253 1 0 -
Giáo trình Yonsei Korean reading 5: Phần 1
75 trang 241 0 0
Tài liệu mới:
-
133 trang 0 0 0
-
98 trang 0 0 0
-
118 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý vốn tại Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai
130 trang 0 0 0 -
99 trang 0 0 0
-
109 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân viên kỹ thuật tại Viễn thông Nghệ An
111 trang 0 0 0 -
117 trang 0 0 0
-
110 trang 0 0 0