Nghiên cứu câu chữ '被' trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ 'bị' trong tiếng Việt)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu câu chữ “被” trong tiếng Hán hiện đại (so sánh với câu chữ “bị” trong tiếng Việt) NGHIÊN CỨU CÂU CHỮ “被” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (SO SÁNH VỚI CÂU CHỮ “BỊ” TRONG TIẾNG VIỆT) Đại Gia Hân, Nguyễn Thị Ngọc, Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Như Ý Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Thúy TÓM TẮT Khi học tiếng Trung chúng ta thường nhầm lẫn giữa tiếng Trung và tiếng Việt và gặp trỡ khi dịch câu chữ 被 từ Trung sang Việt hoặc ngược lại. Nắm vững câu 被 sẽ giúp câu văn của bạn phong phú hơn và hay hơn. Chính vì điều đó mà nhóm chúng tôi phân tích chi tiết hơn trong tiếng Trung và cả tiếng Việt. Từ khóa: Câu bị động tiếng Việt, câu chữ 被 trong tiếng trung, câu chữ 被, ngữ pháp,cách dùng. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm câu chữ “被” trong tiếng Hán 1. Sự xuất khiện của chữ “bei” trong tiếng Hán: 被(phiên âm: bei, pi)Từ này xuất hiện lần đầu tiên vào thời Chiến Quốc, các ký tự cổ là từ quần áo và âm da, “皮” còn bao hàm ý nghĩa là lớp da gắn bên ngoài. Nghĩa gốc của “被” là “chăn bông dùng để che cơ thể khi ngủ”, chăn bông. Trong tiếng Trung hiện đại, nó vẫn tiếp tục sử dụng nghĩa gốc của nó. Một chiếc chăn bông che phủ một người, và nói rộng ra, nó có những ý nghĩa như bề mặt, bao bọc, áp dụng và đau khổ. Nghĩa của từ bị mờ, từ “bei” cũng có nghĩa là bị động, có nghĩa là “kêu, cho”, ví như tờ giấy bị gió thổi bay và bị bắt. “被” cũng có nghĩa là “披” trong thời cổ đại, và sau đó được viết là “披”. 2. Khái niệm chữ “bei”: Câu chữ 被 là câu vị ngữ động từ mà dùng giới từ 被 và tân ngữ làm trạng ngữ, biểu thị người hoặc sự vật nào đó thu nhận được một kết quả nào đó do ảnh hướng của động tác khác.Ngoài ra Tổ hợp giới “被、叫 、让、给” từ đều dùng để dẫn ra đối tượng thực hiện động tác, biểu thị ý nghĩa bị động. 1. Cấu trúc chung của chữ “bei” Câu chủ động: S+V+O Chuyển sang câu bị động: S+被+O+V+Thành phần khác. Chủ ngữ chịu tác động + 被/ 叫/ 让 + đối tượng tác động + động từ + thành phần khác: Ví dụ: 这部书被(叫,让)人借走了一本。 3539 Bộ sách này đã bị người ta mượn mất đi một quyển rồi. 2. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng câu chữ “bei” 1. Khi không cần nhất mạnh chủ thể thì có thể lượt bỏ tân ngữ của chữ “bei” Ví dụ: 我的钱包被偷了。 Ví tiền của tôi bị cướp mất rồi. 2. Chủ ngữ trong câu bị động phải được xác định Ví dụ: 这本书被他借走了。 Cuốn sách này bị anh ta mượn mất rồi. Không thể nói:一本书被他借走了。( 1 cuốn sách là tân ngữ chưa xác định) 3. Trạng ngữ: Phó từ phủ định 没, 不 trạng ngữ chỉ thời gian, động từ năng nguyện 能, 应该…, phó từ 一 直, 已经…đều đặt trước 被 Ví dụ: 那个房间已经被打扫干净了。 4. Vị ngữ: Sau động từ vị ngữ phải thêm các thành phần khác như: trợ từ động thái 了, 过(nhưng không thêm 着), bổ ngữ (nhưng không dùng bổ ngữ khả năng) Ví dụ: 弟弟被同学叫出去了。 5. 被, 给, 叫, 让 đều biểu thị bị động. Khi dùng 被, 给 tân ngữ của nó có thể lược bỏ. Khi dùng 叫, 让 tân ngữ của nó nhất định không thể lược bỏ Ví dụ: 自行车被 (人) 偷走了。 自行车给 (人) 偷走了。 6. Cấu trúc “为 + danh từ 所 + động từ” cùng biểu thị ý nghĩa bị động, thường dùng trong văn viết Ví dụ: 我们都为她的话所感动。 2. Khái niệm câu chữ “bị” trong tiếng Việt 1. Sự xuất hiện của câu bị động “Bị” là một từ Hán Việt được du nhập từ tiếng Hán, nhưng mức độ ngữ pháp của “bị” trong tiếng Việt hiện đại đã có phần khác biệt rõ rệt với tiếng Hán. Hiện nay, chưa rõ dữ liệu để xác định được du nhập vào tiếng 3540 Việt từ bao giờ. Nhưng theo sự khảo sát của ông Nguyễn Kim Thản trong hai câu thơ sau trong Quốc Âm Thi Tập của nhà thơ Nguyễn Trãi: “Trời đã cỏ kho vô tận, Dành để nhi tôn khỏi bị vay.” Có thể nói đây là một trong câu cổ nhất xuất hiện dưới hình thức chữ Nôm và hai câu thơ trong tập thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Trịnh Hâm bị cá nuốt rày, Thiệt trời rất báo ứng lẽ này rất ưng.” Là những câu thơ mà chúng ta gặp được trong các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam có xuất hiện cấu trúc bị động. 2. Tổng quan câu bị động trong tiếng Việt 1. Khái niệm Câu bị động trong tiếng Việt là câu có chủ ngữ chỉ người hoặc vật được hoạt động của người hoặc vật khác hướng vào; câu bị động trong tiếng Việt thường thêm “bị, được, do, bởi, mắc phải” nhưng thông dụng nhất là từ “bị/được” được thêm vào trước động từ chính. Ví dụ: Tôi bị phạt. Anh trai bị té xe. CN1 (bị động) Trợ động từ bị động: bị, được Vị tố 1 (câu bị bao) Tác tố tạo câu bị động CN2 (chủ động) Vị tố (động từ tuyển tác) Bỗ ngữ (tân ngữ) Bảng 18. Cấu trúc chung của câu bị động 2. Cấu trúc chung của câu bị động Ví dụ: Hoa bị mẹ mắng. Sân nhà được chủ nhà trang trí đầy hoa. 1. Khi không muốn nhắc đến hoặc không rõ chủ thể Ví dụ: Điện thoại bị cướp Trong trường hợp này, người nói không rõ chủ thể của hành động “cướp” là ai câu được dùng ở thể bị động. 3541 2. Khi muốn nhấn mạnh kết quả của hành động Như chúng ta đã biết, động từ trong tiếng Việt không chịu tác động của các yếu tố xung quanh nên dạng thức động từ của nó không thay đổi trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, để diễn đạt nghĩa bị động, tiếng Việt thường có các từ “bị, được” đặt trước động từ. Có các cấu trúc bị động sau trong tiếng Việt: 3. CN + bị/ được + ĐT Ví dụ: Ấm trà bị bể 4. CN + bị/ được + chủ thể + ĐT Ví dụ: Tên trộm bị cảnh sát bắt hôm qua 5. CN + bị/ được + ĐT + bởi + tác nhân Ví dụ: Bức tranh này được vẽ bởi một họa sĩ nổi tiếng. 6. “bị/ được” được thay thế bằng “do” Ví dụ: Tập thơ “Nhật kí trong tù” do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. 3. ĐIỂM TƯƠNG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Câu bị động tiếng Việt Câu chữ 被 trong tiếng trung Câu chữ 被 Ngữ pháp tiếng Trung Quốc Ngữ pháp tiếng Trung hiện đạiTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Tiếng Trung du lịch - TS. Trần Anh Tuấn
253 trang 1318 13 0 -
86 trang 381 0 0
-
Ebook みんなの日本語初級I: 第2版 - 初級で読めるトピック25
90 trang 338 0 0 -
7 trang 320 1 0
-
3000 câu đàm thoại tiếng Trung - Phần 13
14 trang 313 1 0 -
15 trang 303 0 0
-
Advantages and disadvantages of applying Chinglish in education system
6 trang 300 0 0 -
Cách viết ý nghĩa của 214 bộ trong tiếng Trung Quốc
26 trang 252 1 0 -
Giáo trình Yonsei Korean reading 5: Phần 1
75 trang 240 0 0 -
13 trang 228 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0