Danh mục

Khảo sát mối liên quan giữa tăng huyết áp và loãng xương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.47 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ loãng xương trên bệnh nhân tăng huyết áp và mối liên quan giữa tăng huyết áp với loãng xương; Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nguy cơ gãy xương trong 10 năm qua mô hình NGUYEN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát mối liên quan giữa tăng huyết áp và loãng xương 49 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LOÃNG XƯƠNG Bùi Thị Hồng Phê, Phạm Ngọc Trung, Mai Thanh Bình, Hồ Thị Mộng Bích TÓM TẮT: Loãng xương và tăng huyết áp là hai bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi. Ở Việt Nam nghiên cứu về mối liên quan giữa loãng xương và tăng huyết áp còn hạn chế. Mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ loãng xương trên bệnh nhân tăng huyết áp và mối liên quan giữa tăng huyết áp với loãng xương. 2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nguy cơ gãy xương trong 10 năm qua mô hình NGUYEN. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu: bệnh - chứng. - Mẫu nghiên cứu: 200 bệnh nhân gồm 2 nhóm tương đương nhau về tuổi, giới. Trong mỗi nhóm có 65 nữ, 35 nam. Tuổi trung bình của nhóm tăng huyết áp là 72,11±10,5; nhóm không tăng huyết áp là 63,87±8,1. Kết quả: Tỉ lệ loãng xương ở nhóm tăng huyết áp là 57% và 13% ở nhóm chứng. Giá trị trung bình T-score ở nhóm tăng huyết áp là (-2,48±1,4) và nhóm không tăng huyết áp là (-1,1±1,31). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,00). BMD trung bình của nhóm tăng huyết áp là (0,64±0,18g/cm2), nhóm không tăng huyết áp là (0,77±0,16g/cm2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,00). Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây gãy xương. Theo mô hình NGUYEN, tần suất gãy xương toàn thân và gãy xương hông ở nhóm tăng huyết áp cao hơn nhóm không tăng huyết áp với (p=0,00). 50 ABSTRACT Osteoporosis and hypertension are two common diseases, the incidence of which increases with aging and the causes of disability and death in the elderly. In Vietnam, the study of the relationship between osteoporosis and hypertension are limited. Object: 1. The prevalence of osteoporosis in hypertension patients and the relationship between hypertension and osteoporosis. 2. The relationship between hypertension and risk of fracture in the ten years NGUYEN models. Subject and Method: - Methods study: case-control. - Subject: the total 200 patients included two group were similar in age, gender. Each of group has 65 females and 35 males. The mean age of the group with hypertension 72.11±10.5 years and 63.87±8.1 years with group no hypertension. Results: The prevalence of osteoporosis in hypertensive group in 57% and 13% in the control group. The average value T-score in the hypertensive group (-2.48±1.4), in the control group (-1.1±1.31). The differences in two group are statistically significant (p=0.00). The mean value of BMD in the hypertensive group (0.64±0.18g/cm2), in the control group (0.77±0.16g/cm2). The differences in two group are statistically significant (p=0.00). Hypertension is a risk for fractures in NGUYEN models. The prevalence major osteoporotic and hip fracture of hypertensive group are higher than control group with (p=0.00). I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của y học, tuổi thọ con người đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đồng hành với sự gia tăng tuổi thọ là những gánh nặng bệnh tật do thời gian đem lại như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương,… Trong số đó loãng xương và tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và từ vong 51 ở người cao tuổi [6]. Hằng năm trên thế giới có hơn 8,9 triệu người gãy xương do loãng xương. Ước tính loãng xương gây ảnh hưởng đến 200 triệu phụ nữ trên thế giới (khoảng 1/10 phụ nữ tuổi 60, 1/5 tuổi 70, 2/5 tuổi 80, 1/3 tuổi 90). Mỹ và Châu Âu chi trả 51% chi phí cho các ca gãy xương, số còn lại chủ yếu ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á [7]. Để nhận ra những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương và tử vong cao, nhiều mô hình tiên lượng đã được nghiên cứu và đưa ra ứng dụng trên thực tế lâm sàng. Trong đó mô hình NGUYEN là một công cụ tiên lượng, nhằm cung cấp nguy cơ gãy xương trong 10 năm dựa vào các yếu tố nguy cơ và thông tin lâm sàng của bệnh nhân.[13]. Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch mạn tính thường gặp chiếm tỉ lệ cao 20-40% dân số. Ước tính mỗi năm có khoảng 7,1 triệu người chết do tăng huyết áp, và chiếm 4,5% tỉ lệ tử vong của tất cả các bệnh. Tăng huyết áp ảnh hưởng tới khả năng lao động, xã hội và y tế, là nguyên nhân gây tàn phế cho 64 triệu người hàng năm [1].Tăng huyết áp nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, hoặc được phát hiện tình cờ, hoặc được phát hiện khi có biến chứng. Hậu quả nặng nề của tặng huyết áp không phải do chính bản thân bệnh mà do những biến cố có liên quan đến tăng huyết áp như đột quỵ não, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác [1]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ loãng xương trên bệnh nhân tăng huyết áp và mối liên quan giữa tăng huyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: