Danh mục

Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.04 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được tiến hành để xác định tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà và sự lưu hành của một số loài noãn nang tồn tại để gây bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NOÃN NANG GÂY BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ THỊT TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Ngô Hoàng Thảo Nhung, Võ Mai Yến Phụng, Nguyễn Phạm Cát Tường* Khoa Thú y - Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD. TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan TÓM TẮT Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được tiến hành để xác định tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà và sự lưu hành của một số loài noãn nang tồn tại để gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà tại trại là 39,34% và 29,75%, trong đó giai đoạn ở tuần tuổi thứ 5 là giai đoạn nhiễm nhiều nhất với tỷ lệ là 79% và 67%. Gà nhiễm cầu trùng với cường độ tăng dần theo nhóm tuổi. Gà khi mắc bệnh có triệu chứng như: ủ rũ, ít vận động, tiêu chảy phân có màng nhầy, có bọt, phân có máu; và bệnh tích ruột non và manh tràng xuất huyết, manh tràng căng phồng lên, … Qua định danh, phân lập chúng tôi phát hiện có 4 loài noãn nang tồn tại là: E. tenella, E. acervulina, E. maxima, E. necatrix. Trong đó, E. tenella chiếm tỷ lệ cao nhất (67,64%), kế đến là E. acervulina (44,25%), E. maxima (27,55%) và thấp nhất là E. necatrix (19,62%). Thử nghiệm phác đồ điều trị giữa lá dây mơ và Baycox cho thấy hiệu lực điều trị của cả hai đều tốt, Baycox (Toltrazuril) điều trị triệt để được bệnh cầu trùng làm giảm đi tỷ lệ bệnh và chết ở mức thấp nhất. Từ khóa: Eimeria, bệnh cầu trùng, noãn nang, gà, Vĩnh Long 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis avium) là bệnh phổ biến trên đàn gà, gây khó khăn và giảm thu nhập kinh tế của người chăn nuôi. Mặc dù bệnh không gây thiệt hại nhiều trên đàn gà nhưng nếu không có hướng điều trị phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng suất và hiệu quả kinh tế đối với người chăn nuôi dẫn đến hậu quả cho cả đàn gà (Calnek B.W, 1997). Tuy nhiên, các việc nghiên cứu về bệnh cầu trùng trên gà vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đi sâu vào vấn đề tìm ra các loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà. Do đó, việc chẩn đoán bệnh cầu trùng trên gà không chỉ chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng mà còn phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm và sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để điều trị triệt để bệnh hơn. Thực tế, bệnh cầu trùng gà ký sinh ở manh tràng và ruột non, làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương các tế bào thượng bì, không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, chậm lớn. Ở trường hợp gà mắc bệnh cầu trùng, để biết rõ đàn gà nhiễm bệnh do loài noãn nang nào thì phương pháp kiếm tra phân để xác định là phương pháp cần thiết của bác sỹ thú y. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 651 2.1. Thời gian và địa điểm Thực hiện khảo sát 860 mẫu phân gà tại trại gà của anh Phan Thế Bảo tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 26/02/2021 đến ngày 31/03/2021. Vật liệu nghiên cứu bao gồm thùng trữ mẫu, túi đá khô, lọ đựng mẫu, găng tay, kính hiển vi, buồng đếm Mac-Masteur, máy ly tâm, lame, lamen và một số trang thiết bị khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp lấy mẫu Phân được lấy kiểm tra phải còn mới tốt nhất, lấy thành từng cụm và lấy khắp chuồng. Phân lấy xong được cho vào lọ đựng, ghi ký hiệu (địa điểm, lứa tuổi, ngày lấy mẫu), được bảo quản trong thùng đá khô và mang về phòng thí nghiệm Thú Y, trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) để tiến hành kiểm tra. Mẫu phân được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5- 100C và phải được tiến hành kiểm tra trong vòng 2-3 ngày. 2.2.2. Phương pháp kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi của Wills Mục đích: tìm sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân. Cách tiến hành: cho một lượng khoảng 2g phân vào lọ, cho dung dịch NaCl bão hòa vào khoảng 2/3 lọ, khuấy cho phân tan hết, dùng que có móc vớt bỏ rác nổi lên rồi cho tiếp dung dịch NaCl bão hòa đến đầy lọ, đặt lát kính từ từ lên miệng lọ chú ý không để có bọt khí. Để yên 15-20 phút, dùng kẹp gắp lát kính đặt lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X, 40X để tìm noãn nang cầu trùng. Tỷ lệ nhiễm noãn nang được tính theo công thức: ????ố ????ẫ???? ????ℎ????ễ???? Tỷ lệ nhiễm = ???? 100 ????ố ????ẫ???? ????????ể???? ???????????? 2.2.3. Phương pháp đếm noãn nang theo Mac-Masteur Mục đích: tìm số noãn nang trong 1g phân. Số lượng noãn nang trong 1g phân được tính theo công thức: ????1+????2 X= ???? 100 2 X: số noãn nang trong 1 g phân. n1, n2: số noãn nang đếm được trong 2 buồng đếm Cường độ nhiễm: sau khi tính noãn nang có trong 1gram phân, chúng tôi chia thành 4 mức độ như sau: Cường độ 1+: số lượng dưới 1000 noãn nang/1 g phân 652 Cường độ 2+: số lượng từ 1000 – 5000 noãn nang/1 g phân Cường độ 3+: số lượng từ 5000 – 20000 noãn nang/1g phân Cường độ 4+: số lượng trên 20000 noãn nang/1g phân (Johan A và ctv,2011) 2.2.4. Phương pháp nuôi cấy noãn nang Mục đích: theo dõi sự hình thành bào tử của cầu trùng trong môi trường Bicromate kali 2.5% để phục vụ cho quá trình định danh phân loại. Cách tiến hành: mẫu phân sau khi làm phương pháp phù nổi sẽ được cho vào cốc 500 ml, cho nước cất vào cốc đến vạch 500 ml, lược qua rây để loại bỏ bớt cặn và để yên trong 5–10 phút. Sau đó bỏ phần nước trong, giữ lại phần cặn trong ống nghiệm. Cho phần cặn và dung dịch Bichromate kali ...

Tài liệu được xem nhiều: