Danh mục

Khảo sát sự tồn tại của gen đề kháng kháng sinh trong nước thải ở 3 bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước thải bệnh viện là một trong những nguồn chứa trung gian quan trọng phát tán các gen đề kháng kháng sinh (Antibiotic resistant genes - ARGs) từ bệnh viện ra môi trường bên ngoài. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự tồn tại của ARGs trong nước thải ở bệnh viện đại học Y Dược, bệnh viện Trưng Vương và bệnh viện Columbia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sự tồn tại của gen đề kháng kháng sinh trong nước thải ở 3 bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh KHẢO SÁT SỰ TỒN TẠI CỦA GEN ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG NƢỚC THẢI Ở 3 BỆNH VIỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Ngọc Hiếu, Phan Thị Thanh Tuyền, Lương Thị Kiều Hải Khoa Dược, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTNước thải bệnh viện là một trong những nguồn chứa trung gian quan trọng phát tán các gen đề khángkháng sinh (Antibiotic resistant genes - ARGs) từ bệnh viện ra môi trường bên ngoài. Mục tiêu của nghiêncứu là khảo sát sự tồn tại của ARGs trong nước thải ở bệnh viện đại học Y Dược, bệnh viện TrưngVương và bệnh viện Columbia. Mỗi bệnh viện tiến hành lấy 12 mẫu tương ứng với 6 ngày. Các ARGs(aadA1, aac(3)-IV, sul1, dfrA1, ere(A), qnrA, blaSHV, blaCMY, blaCTX-M-group1, blaTEM, blaVIM-2,blaOXA-48, blaNDM-1, blaKPC-2) được kiểm tra theo hướng: cô lập trực tiếp DNA từ mẫu nước thải, sauđó tiến hành PCR trên những DNA đã cô lập để kiểm tra sự tồn tại của ARGs. Kết quả cho thấy sự hiệndiện của các gen sul1 (100%), dfrA1 (66.6%), blaSHV (8.3%), blaCTX (50%), blaKPC (33.3%), blaVIM(8.3%) tại bệnh viện đại học Y Dược; sul1 (100%), dfrA1 (33.3%), blaCMY (8.3%) tại bệnh viện TrưngVương; và sul1 (75%), dfrA1 (33.3%) tại bệnh viện Columbia. Gen đề kháng xuất hiện đối với các khángsinh thông dụng như Beta-lactam, Trimethoprim, Sulfonamide, và đáng lưu ý là Carbapenem.Từ khóa: ARGs, gen đề kháng kháng sinh, kháng sinh, nước thải bệnh viện, PCR.1. ĐẶT VẤN ĐỀTheo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO (2014) về giám sát đề kháng kháng sinh trên toàn cầu, đềkháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe cộng đồng liên quan sâu rộng đến nhiều quốc giavà vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong hơn 60 năm qua, việc sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn đã trởnên phổ biến. Tuy nhiên cách sử dụng không hợp lý đã dẫn tới sự chọn lọc và lây lan các chủng vi sinhđề kháng. Do đó, mặc dù những nỗ lực sử dụng hợp lý kháng sinh trong điều trị lâm sàng, các loại thuốckháng khuẩn đã, đang và sẽ trở nên ít hiệu quả hơn hoặc thậm chí không còn hiệu quả, dẫn đến tìnhtrạng gia tăng khẩn cấp về an ninh sức khoẻ toàn cầu (WHO 2014). Gần 50 năm sau thời kì hoàng kimcủa các kháng sinh, tưởng chừng đã được kiểm soát thì cho đến nay bệnh nhiễm khuẩn lại trở thànhnguyên nhân của gần 16% ca tử vong trên toàn thế giới (số liệu của WHO 2015). Ước tính có ít nhất25000 bệnh nhân ở châu Âu và 23000 bệnh nhân ở Hoa Kỳ tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn vi khuẩnđề kháng kháng sinh (số liệu của CDC, ECDC) [12]. Một kỉ nguyên hậu kháng sinh – nơi mà các bệnhnhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ có thể gây chết người – không chỉ còn là một tươnglại xa vời, thay vào đó là các viễn cảnh thực tế cho thế kỉ 21.Việt Nam được CDDEP (The Center for Disease Dynamics, Economics & Policy) xếp vào nhóm các nướccó tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới [5]. Tình hình đề kháng kháng sinh ở Việt Nam cũng theo xuhướng chung của tình hình thế giới, khi các tác nhân có kết quả đề kháng cao với các kháng sinh quantrọng vẫn là các vi khuẩn gram âm như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii,Enterobacteriaceae, và vi khuẩn gram dương như MRS. Tỉ lệ đề kháng cao đối với các kháng sinh thôngdụng cũng như các kháng sinh quan trọng điều trị nhiễm khuẩn tại bệnh viện như cephalosporins thế hệthứ 3 và thứ 4, fluoroquinolones, erythromycin, aminoglycoside, carbapenem... [1-4], [7]Trong vòng khoảng 2 thập kỉ trở lại đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã bắt đầu mở rộng trọng tâmnghiên cứu về đề kháng kháng sinh ở môi trường bên ngoài thay vì chỉ tập trung vào các yếu tố lâm sàng.Đối tượng nghiên cứu có thể là nguồn đất, hồ nước, nước thải, chất thải bệnh viện, khu dân cư, chất thảivật nuôi… đây là các nguồn chứa quan trọng của các gen kháng thuốc cũng như là nơi quá trình đề 521kháng có thể xảy ra. Cách tiếp cận này cho thấy một vòng lặp khi các tác nhân ô nhiễm này được xả thảitừ các nguồn bệnh sẽ làm gia tăng chung mức độ đề kháng và lượng gen đề kháng trong tự nhiên, từ đólại xâm nhập lại cơ thể con người thông qua hệ vi khuẩn hội sinh hoặc vi khuẩn gây bệnh, gia tăng mứcđộ lây lan và hiệu lực đề kháng của các tác nhân, đã và sẽ làm suy giảm hiệu quả của các kháng sinh [6]Tuy nhiên, các nghiên cứu về đề kháng kháng sinh ở Việt Nam chủ yếu tiếp cận theo góc nhìn lâm sàng,đánh giá tình hình đề kháng ở hệ vi khuẩn tại bệnh viện và bệnh nhân, chưa có nhiều nghiên cứu đánhgiá ở mức độ môi trường và cộng đồng, cũng như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự liên hệ giữa vikhuẩn đề kháng trong lâm sàng và vi khuẩn đề kháng ngoài môi trường – mà ở đó hệ thống nước thảibệnh viện là một trong các bể chứa trung gian quan trọng. Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Khảo sát sự tồntại của gen kháng kháng sinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: