Danh mục

Khảo sát thành phần hóa học cây lược vàng (callisia fragrans lindl.)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.49 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định thành phần hóa học của bộ phận toàn thân trên mặt đất của cây lược vàng, và nghiên cứu áp dụng phương pháp sắc ký cột lặp lại, phổ cộng hưởng từ để xác định thành phần hóa học của cây lược vàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thành phần hóa học cây lược vàng (callisia fragrans lindl.)Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Nghiên cứu Y họcKHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY LƯỢC VÀNG(CALLISIA FRAGRANS LINDL.)Nguyễn Thị Ngọc Dung*, Vĩnh Định*TÓM TẮTMục tiêu: xác định thành phần hóa học của bộ phận toàn thân trên mặt đất của cây Lược vàngPhương pháp: Sắc ký cột lặp lại, phổ cộng hưởng từ.Kết quả: xác định lược vàng có các hợp chất: carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol, acid hữu cơ,chất khử. Từ 3,6 kg bột dược liệu, chiết bằng cồn 96%, cô giảm áp, loại tạp, ly trích phân đoạn với các dung môicó độ phân cực tăng dần lần lượt là ether ethylic, cloroform, ethyl acetat. Bằng sắc ký cột lặp lại với chất hấp phụsilicagel, hệ dung môi CHCl3 – MeOH tỉ lệ thay đổi thu được kết tinh LV-H2 (122,6 mg) màu trắng.Kết luận: bằng kỹ thuật đo phổ NMR 1H và DEPT đã xác định LV-H2 là một triterpenoid thuộc nhómtaraxeran có nhóm carboxyl ở C28 và nhiều nhóm hydroxyl.Từ khóa: Lược vàng, Callisia fragrans.ABSTRACTSTUDY ON CHEMICAL COMPONENTS OF LUOC VANG HERBS(CALLISIA FRAGRANS LINDL.)Nguyen Thi Ngoc Dung, Vinh Dinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 391 - 394Objectives: to determine the chemical components of the aerial part of Luoc vang (Callisia fragrans)Methods: repat column chromatography was used to isolate compounds and NMR spectrometry was usedto identify the structure.Results: the aerial part of Luoc vang (Callisia fragrans) composes carotenoid, triterpenoid, flavonoid,polyphenol, organic acid, reduct compounds. One steroid compound was isolated. From 3.6 kg of air-driedmaterials, EtOH extract is fractionated by silica gel repeated column chromatography as described in theexperimental, led to the isolation of LV-H2 (122,6 mg).Conclusions: LV-H2 is determined as a pentacyclic triterpenoid that has a skeleton of olean or taraxeran byspectrometry NMR 1H và DEPTKeywords: Luoc vang, Callisia fragransĐẶT VẤN ĐỀCuối những năm 90, cây Lược Vàng đượcdu nhập vào Việt Nam. Từ năm 2005, cây LượcVàng thu hút sự quan tâm của mọi người dotính chất “chữa bách bệnh” của nó. Thực hư vềtin đồn này đến nay vẫn chưa rõ vì chưa cónhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóahọc, tác dụng sinh học của cây.Trong phạm vi đề tài “Khảo sát thành phầnhóa học của cây Lược Vàng (Callisia fragrans(Lindl.) Woodson Commenilacea)”, đã nêuphương pháp để định danh, khảo sát một sốnhóm hoạt chất của Lược Vàng.ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Cây Lược Vàng trồng ở Phú Yên. Lá và thântươi đem phân cắt nhỏ, phơi râm, sau đó sấy ở 65* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: PGS. TS. Vĩnh ĐịnhĐT: 0903639586;Chuyên Đề Dược KhoaEmail: npvdinh@yahoo.com391Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011C, đo độ ẩm, xay đến độ mịn thích hợp.o- Khảo sát vi học.- Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật.- Chiết xuất nguyên liệu bằng cồn 96% theophương pháp ngấm kiệt cổ điển.- Chiết xuất các phân đoạn bằng dung môi:sử dụng các dung môi có độ phân cực khácnhau như ether ethylic, cloroform, ethyl acetatđể chiết xuất theo kỹ thuật phân bố lỏng – lỏng.- Tách các phân đoạn bằng sắc ký cột nhanhvà sắc ký cột cổ điển.- Phân lập các chất bằng sắc ký rây phân tử.- Tinh chế và kết tinh.- Xác định cấu trúc hợp chất phân lập bằngkỹ thuật phổ nghiệm NMR 1H, 13C.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬNQua phân tích sơ bộ thành phần hóa thựcvật của cây Lược vàng(4) thấy có các hợp chất:carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol,acid hữu cơ, chất khử.Từ 3,6 kg bột dược liệu, chiết bằng cồn 96%,cô giảm áp, loại tạp, ly trích phân đoạn với cácdung môi có độ phân cực tăng dần lần lượt làether ethylic, cloroform, ethyl acetat. Cô giảm ápcác phân đoạn để loại dung môi và thu được cắnCHCl3 (ký hiệu là D2 - 1,64 g) và cắn EtOAc (kýhiệu là D1 - 5,86 g).Qua tham khảo và thăm dò dung môi khaitriển SKLM(2) với 18 hệ dung môi khác nhau(phát hiện UV 254 và thuốc thử vanillin-sulfuric)đã chọn được hệ CHCl3–MeOH (tỷ lệ thay đổi)dùng cho sắc ký cột và hệ dung môi M1 =EtOAc–MeOH–HCOOH–H2O (7 : 1 : 0,5 : 1)dùng cho SKLM để kiểm tra các phân đoạn.Cắn D1 (5,86 g) được tách bằng phươngpháp sắc ký cột (SKC) với chất hấp phụ silicagel,hệ dung môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dầnMeOH, thu được 25 phân đoạn, trong phânđoạn 22 (P1 0,6446 g) được tách tiếp. Phân đoạnP1 được SKC với chất hấp phụ silicagel H và hệdung môi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dầnMeOH, thu được 17 phân đoạn, trong đó phân392đoạn 5, 6 và 9 có kết tinh lần lượt là H3 màuvàng và LV-H2 (122,6 mg) màu trắng.Cắn D2 (1,643g) được tách bằng phươngpháp SKC với chất hấp phụ silicagel, hệ dungmôi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần MeOHthu được 10 phân đoạn, trong đó phân đoạn 10(P2 0,079 g) được tách tiếp. Phân đoạn P2 đượcSKC với chất hấp phụ silicagel H và hệ dungmôi CHCl3 – MeOH với tỉ lệ tăng dần MeOH,thu được 51 phân đoạn, trong đó phân đoạn 2631 cho các vết giống nhau nên gộp thành phânđoạn P3 và tiếp tục tách qua cột Sephadex. Phânđoạn P3 sau khi SKC với Sephadex LH-20 và vớiMeOH, thu được 34 phân đoạn, trong đó, phânđoạn 3-8 được gộp thành phân đoạn P4. Phânđoạn P4 cho phản ứng dương tính với thuốc thửLiebermann- Burchard, sơ bộ nhận định P4 chứahợp chất nhóm triterpen.LV-H2 tan trong methanol, ethanol, aceton,ít tan trong n- hexan, chloroform; cho phản ứngdương tính với thuốc thử LiebermannBurchard; LV-H2 cho 1 vết trên SKLM với 3 hệdung môi khác nhau và phát hiện bằng đèn UV254 và thuốc thử Vanilin/Sulfuric. Bằng kỹ thuậtđo phổ NMR 1H và DEPT đã xác định LV-H2 làmột triterpenoid 5 vòng.Theo hình 1, Phổ NMR 1H của LV-H2 (500MHz, CD3OD): δ = 5,777 (1H ; s), 4,907 (3H; q; j =5 Hz), 3,919 (1H, s), 3,80 (1H ; d; j = 12 Hz), 2,343(1H; t; j = 9 Hz), 2,084 – 1,392 (12H; br. m), 1,163(9H; m), 0,930 (3H; s), 0,851 (3H; s).Phổ NMR 13C của LV-H2 (125 MHz, CD3OD)cho 30 tín hiệu cộng hưởn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: