Danh mục

Khảo sát thực trạng hoạt động phòng tư vấn các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người vì do đó chăm sóc sức khỏe là quyền mà mỗi người được hưởng. “Khảo sát thực trạng hoạt động Phòng tư vấn của các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014” với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn của các trung tâm y tế tuyến huyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thực trạng hoạt động phòng tư vấn các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG TƯ VẤN CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TUYẾN HUYỆN NĂM 2014 Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Long An Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2014 trên 15 cán bộ tư vấn của 15 phòng tư vấn thuộc 15 trung tâm Y tế huyện thuộc tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6/15 đơn vị bố trí phòng tư vấn lồng ghép với các phòng khác. 8/15 số phòng tư vấn được đánh giá là không thuận lợi cho công tác tư vấn. 11/15 số phòng tư vấn dùng để tư vấn chung cho các chương trình. Tổng số nhân sự phòng tư vấn tại 15 đơn vị là 67 người. Cán bộ tư vấn có trình độ đại học chiếm và trên đại học chiếm 31,35%. Chỉ có 32,84% cán bộ tư vấn đã được học kỹ năng tư vấn. Có 6/15 đơn vị có 100% cán bộ tư vấn đã học về kỹ năng tư vấn. 100% đơn vị bố trí cán bộ trực tư vấn đầy đủ. Đơn vị có số lượt người trung bình được tư vấn hàng tháng dưới 100 người chiếm đa số (66,67%). Chất lượng hoạt động tư vấn chưa cao, thiếu tài liệu truyền thông, thiếu sự kiểm tra, giám sát của tuyến trên với hoạt động tư vấn. 1. Đặt vấn đề Sức khỏe là vốn quý nhất của con người vì do đó chăm sóc sức khỏe là quyền mà mỗi người được hưởng. Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi công dân của mình, nền tảng của trách nhiệm đó là chủ nghĩa nhân đạo, là công bằng xã hội. Song song với nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh thì hoạt động dự phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp người dân có được sức khỏe tốt, trong đó không thể không kể đến công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK). TTGDSK giúp người dân có được kiến thức đúng, thái độ tốt và thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Quyết định 2536/2004/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế ngày 26-10-2004 về việc nâng cao năng lực của hệ thống TTGDSK từ trung ương đến cơ sở nêu rõ: đảm bảo tài chính, cơ sở làm việc và trang thiết bị cho hoạt động TTGDSK từ trung ương đến cơ sở, đã đề ra chỉ tiêu: 100% đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện có phòng TTGDSK – tư vấn lồng ghép, có đủ tài liệu và trang thiết bị cần đáp ứng với yêu cầu hoạt động. Điều này cho thấy ngành Y tế đang rất quan tâm xem trọng công tác TTGDSK, nhất là hoạt động tư vấn sức khỏe. 137 Để công tác tư vấn đảm bảo hoạt động đúng thực chất, đáp ứng được nhu cầu của người dân thì đội ngũ những người làm công tác tư vấn sức khỏe cũng phải thỏa mãn nhiều yêu cầu của công tác này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động Phòng tư vấn của các đơn vị y tế tuyến huyện năm 2014” với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn của các trung tâm y tế tuyến huyện. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2014 trên 67 cán bộ làm công tác tư vấn tại 15 phòng tư vấn của 15 trung tâm y tế tuyến huyện. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 12.0. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thông tin chung phòng tư vấn Thời gian thành lập phòng tư vấn sớm nhất là năm 2006 và muộn nhất là năm 2013. Có 9 phòng tư vấn được bố trí riêng, chiếm tỷ lệ 60%. Về vị trí đặt phòng tư vấn: nhiều nhất là ở khoa sản (6/15); tiếp đến là đặt tại phòng truyền thông (5/15); tại phòng khám (2/15) và phòng dành riêng cho tư vấn (2/15). Với vị trí đặt phòng tư vấn như vậy, 8/15 số phòng tư vấn được đánh giá là không thuận lợi cho công tác tư vấn (chiếm 53,3%). 11/15 số phòng tư vấn dùng để tư vấn chung cho các chương trình (chiếm 73,3%). Số phòng tư vấn chỉ dùng để tư vấn cho một chương trình là 4 (chiếm 26,7%). 3.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm tư vấn Bảng 1: Trình độ chuyên môn của cán bộ làm tư vấn tại đơn vị Trình độ Tần số (n=67) Tỉ lệ (%) Trình độ sau đại học 7 10,45 Trình độ đại học 14 20,90 Trình độ trung cấp 46 68,65 Đa số cán bộ tư vấn có trình độ trung cấp (chiếm 68,65%). Có 10,45% cán bộ tư vấn có trình độ sau đại học. 138 32,84% Chưa được đào tạo Đã được đào tạo 67,16% Biểu đồ 1: Đào tạo về kỹ năng tư vấn Chỉ có khoảng 1/3 số cán bộ tư vấn của các đơn vị được học qua kỹ năng tư vấn. Có 6 đơn vị tất cả các cán bộ làm tư vấn đều đã được học về kỹ năng tư vấn. 3.3. Hoạt động tư vấn 100% cá ...

Tài liệu được xem nhiều: