Danh mục

Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp B1 Bệnh viện Thống Nhất

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp B1 Bệnh viện Thống Nhất và phân tích (hồi cứu) trên 220 hồ sơ bệnh án, tháng 01/2011 đến 2/2011. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp B1 Bệnh viện Thống Nhất Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN TẠI KHOA TỔNG HỢP B1 BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Võ Văn Bảy*, Phạm Thị Thu Hiền*, Trần Thị Phương Mai*, Võ Thị Thu Trang*, Võ Văn Tỵ*, Lê Thị Kim Thơ** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp B1. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích (hồi cứu) trên 220 hồ sơ bệnh án, tháng 01/2011 đến 2/2011. Kết quả: Qua khảo sát 220 bệnh nhân, số ngày nằm viện trung bình là 7,54 ± 4,48 ngày, thời gian truyền dịch trung bình 5,40 ± 4,09 ngày. Dịch truyền cung cấp và cân bằng nước điện giải được dùng nhiều nhất (chiếm 92,7%), kế đến là loại bổ sung acid amin (50%), glucose (21,8%) và ít nhất là loại bổ sung lipid (3,6%). Trong đó 2 dịch truyền được dùng nhiều nhất là Natri clorid 0,9% (chiếm 48.7%) và acid amin 10% (Alvesin) (chiếm 30,4%). Sai sót chỉ định dịch truyền chiếm 6,63% (140/2.113 trường hợp) Trong đó, 0,90% sai sót nặng (19/2.113 trường hợp), 5,73% sai sót nhẹ (121/2.113 trường hợp). Sai sót hành chính chiếm 13,40%, trong đó sai sót không ghi thời gian truyền chiếm:12,3% (259/2.113 trường hợp) và sai sót không ghi nồng độ chiếm: 1,1% (24/2.113 trường hợp). Tương tác đa số xảy ra ít và ở mức độ trung bình, không có tương kỵ xảy ra khi pha dung môi. Kết luận: Tỷ lệ chỉ định dịch truyền hợp lý là 93,4% Từ khóa: Dịch truyền ABSTRACT SURVEY ON USING INFUSIONS IN THE GENERAL DEPARTMENT B1 THONG NHAT HOSPITAL Vo Van Bay, Pham Thi Thu Hien, Tran Thi Phuong Mai, Vo Thi Thu Trang, Vo Van Ty, Le Thi Kim Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 111 - 114 Objectives: Survey on using infusions in the general department B1. Method: Cross-sectional studies have described analysis (retrospective) on 220 patient records, monthly 01/2011 to 2/2011. Results: Over 220 patients surveyed, the number of days in hospital was 7.54 ± 4.48 per day, average time infusion was 5.40 ± 4.09 days. Fluids provided water and balancing electrolytes were most often used (up 92.7%), followed by addition of amino acid (50%), glucose (21.8%) and at least one type of lipid supplement (3.6%). In which two fluids most often used were sodium chloride 0.9% (up 48.7%) and Alvesin 10% (up 30.4%). Errors accounted for only 6.6% of infusions (140/2.113 cases), 0.90% severe errors (19 cases), slight errors 5.73% (121 cases). Administrative errors accounted for 12.3% (259 cases did not write transfer time) and 1.1% (24 cases recorded no concentration). Conclusion: The reasonable infusion rate is 93.37%. Keywords: Infusions. * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: DS. Trần Thị Phương Mai - ĐT: 0981121056 Email: phuongmai_2004@yahoo.com Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 111 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy, dịch truyền có trong danh mục thuốc tại bệnh viện với số lượng ngày càng nhiều và chủng loại ngày càng đa dạng. Ưu điểm nổi bật của liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch là sinh khả dụng đạt 100%, hấp thu nhanh và mạnh, nhằm phát huy tác dụng điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân nếu không kiểm soát chặt chẽ. Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng hệ thống và tắc mạch khí, thoát mạch, sốc, viêm, rối loạn chuyển hóa hay phù…, việc chỉ định dịch truyền cho bệnh nhân cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 50% bệnh nhân đang được kê đơn dùng thuốc tiêm truyền tại các cơ sở y tế trên toàn cầu và có hơn 70% số trường hợp là không cần thiết(8). Lạm dụng thuốc tiêm truyền và tiêm truyền không an toàn là tình trạng chung ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của WHO, Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ sử dụng lại các dụng cụ tiêm truyền không được tiệt trùng cao nhất, chiếm đến 75 % (5). Lạm dụng dịch truyền đang trở thành vấn đề thời sự, cần được cảnh báo và có biện pháp tích cực để ngăn chặn và giải quyết. Theo số liệu thống kê tình hình sử dụng thuốc quí IV năm 2010 tại Bệnh viện Thống Nhất, chi phí dịch truyền sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao (13.04%). Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, cũng như sử dụng thuốc an toàn - 112 hợp lý và hạn chế những sai sót trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền khoa tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp B1. Mục tiêu cụ thể Phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: