Danh mục

Khảo sát tình hình thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận và các yếu tố liên quan ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 472.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận. Cùng với rHu-EPO, các chế phẩm của sắt cần được chỉ định rộng rãi cho bệnh đang điều trị thay thế thận có tình trạng thiếu máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận và các yếu tố liên quan ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019 92 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2019 Nguyễn Huỳnh Như Liễu, Lê Thị Mãi, Chau Sươl Senl TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu Đối tượng nghiên cứu: 50% bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân đang điều trị thay thế thận là 93,8% và có liên quan với sự giảm ferritin huyết thanh và lọc máu định kỳ. Kết luận: Cùng với rHu-EPO, các chế phẩm của sắt cần được chỉ định rộng rãi cho bệnh đang điều trị thay thế thận có tình trạng thiếu máu. ABSTRACT Objectives: To determine the proportion of anemia and relacted factors in CKD patients, who is dialysis, consist of hemodialysis and peritoneal dialysis. Methods: The cross- sectional retrospective study Subjects: 50% CKD patients in dialysis Results: The proportion of anemia in dialysis patients are 93,8% and relate with serum ferritin deficiency and hemodialysis. Conclusions: In conjunction with rHu-EPO, iron preparations should be widely prescribed to dialysis patients with anemia. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn là một bệnh lý mạn tính, là hậu quả của quá trình suy giảm số lượng và chức năng của nephron, làm giảm từ từ mức lọc cầu thận, dẫn đến giảm chức năng thận (1). Ở Châu Âu, tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối tăng nhanh từ những năm 1990 đến 2000 từ 79 đến 117 trên 1 triệu người và đến năm 2010 là 123 trên 1 triệu người (2). Các báo cáo gần đây nhất của USRDS cũng ước tính gần nửa triệu bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở Hoa Kỳ đã được điều trị vào cuối năm 2004 và đến năm 2010 con số này đã tăng thêm 40% (3). Điều hòa sản xuất hồng cầu là một trong những chức năng chính của thận, vì vậy dù nguyên nhân khởi bệnh là ở cầu thận, hay ở ống kẽ thận thì khi thận suy đều gây thiếu máu, thận càng suy thì mức độ thiếu máu càng nặng. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn gây mệt mỏi, khó kiểm soát huyết áp, suy tim và gây ra hàng loạt biến chứng về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,.. làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy, chống thiếu máu là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của việc điều trị suy thận mạn. Chi phí cho việc điều trị thay thế thận là gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển và đang phát triển như nước ta. Hơn nữa, bệnh thận mạn tính là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm thiếu máu và suy tim, ngược lại, thiếu máu có thể gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh thận mạn và suy tim. Do đó, việc xác định và giảm tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính cùng với việc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng trong lĩnh vực y tế. Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thiếu máu trong suy thận mạn để tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh và các biện pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân suy thận mạn. Cùng với các chế phẩm sắt, sản xuất và đưa vào ứng dụng Erythropoietin người tái tổ hợp là những phương pháp điều trị thiếu máu đầu tay ở bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp thay thế thận (4). Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thiếu máu trong suy thận mạn. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu tìm hiểu về thiếu máu ở bệnh nhân điều trị thay thế thận còn rất hạn chế. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu 93 này để đánh giá, từ đó đề xuất những can thiệp hữu hiệu, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm gánh nặng kinh tế do điều trị thiếu máu ở bệnh nhân đang điều trị thay thế thận. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát tình hình thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính gây thiếu máu: AIDS, lao, loét dạ dày, ung thư,.. 2. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả, hồi cứu: Chúng tôi hồi cứu những hồ sơ bệnh án Suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị thay thế thận trong quý II năm 2019. Chọn bệnh án theo số lẻ của mã y tế của bệnh nhân. *Cỡ mẫu ????∗(1−????) n=???? 21−∝/2 = 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: