Danh mục

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh học đường ở các trường mẫu giáo Quận 4, năm 2006

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ trẻ có rối loạn tình trạng dinh dưỡng, 2) xác định tỷ lệ trẻ có bất thường nước tiểu sau 2 lần thử với que nhúng, 3) xác định tỷ lệ trẻ có sâu răng, 4) xác định tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ, vẹo cột sống, 5) khảo sát mối quan hệ trẻ và cha mẹ có béo phì và tật khúc xạ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh học đường ở các trường mẫu giáo Quận 4, năm 2006 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO QUẬN 04, NĂM 2006 Võ Thị Ngọc Thúy*, Phạm Lê An ** TÓM TẮT Năm 2006, chúng tôi đã khảo sát 1158 trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4. nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh học dường ở trẻ em tuổi mẫu giáo vì Quận 4 trong 10 năm phát triển đã thay đổi nhiều về tình trạng kinh tế. Muc tiêu: 1. Xác định tỷ lệ trẻ có rối loạn tình trạng dinh dưỡng, 2. Xác định tỷ lệ trẻ có bất thường nước tiểu sau 2 lần thử với que nhúng, 3. xác định tỷ lệ trẻ có sâu răng, 4. xác định tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ, vẹo cột sống, 5. khảo sát mối quan hệ trẻ và cha mẹ có béo phì và tật khúc xạ. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, lấy mẫu cụm xác suất tỷ lệ đại diện cho dân số nghiên cứu. Kết quả: tình trạng dinh dưỡng trẻ: 316 trẻ béo phì (27,3%); 177 trẻ dư cân (15,3%); 20 trẻ nhẹ cân (1,7%); 3 trẻ gầy mòn (0,3%); 47 trẻ còi cọc (4,1%). Tình hình trẻ có bất thường nước tiểu (hồng cấu, bạch cầu, nitrit) sau 2 lần thử với qua thử: 2,4%, trong đó nữ có tỉ lệ bất thường nước tiểu nhiều hơn nam (nữ 4%, nam 1,3%). Tình hình trẻ sâu răng là 28,9%, với số răng sâu trung bình là 5 chiếc. Tình hình trẻ cận thị là 3,4% và tỉ lệ cận thị tăng dần từ khối mầm đến khối lớp lá. Nhưng tỉ lệ trẻ mang kính ở những trẻ có tật khúc xạ chỉ chiếm 14,9%. Chúng tôi không phát hiện trẻ vẹo cột sống cũng như chưa ghi nhận được sự liên quan giữa tình trạng dư cân, béo phì của trẻ với yếu tố gia đình có cha hoặc mẹ bị béo phì. Đồng thời chưa ghi nhận được sự liên quan giữa tình trạng cận thị của trẻ với yếu tố gia đình có cha hoặc mẹ cận thị. Kết luận: mô hình bệnh tật có thay đổi theo hướng quận đang phát triển kinh tế. ABSTRACT SURVEY TO EXPLORE THE NUTRITIONAL STATUS AND MORBILIDITY IN THE NURSERY SCHOOL LOCALISE IN THE DISTRICT 4 HCM CITY, 2006 Vo Thi Ngoc Thuy, Pham Le An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 86 - 91 In the year 2006, 1158 children in the nursery school at 4th district in HCM city Vietnam enrolled in our survey to determine their nutritional statatus and morbility because the development in economical situation of the district 4 during the last 10 years. Objectives: 1. Determine the prevalence of troubles of nutritional status, 2. Determine the prevalence of abnormal unrine after 2 positive results with dipstick urine test, 3. Determine the prevalence of dental decay, 4. determine of the prevalence of myopia, scoliosis, 5. Explore the association among children and parents’ nutritional status, parents’ myopia. Design: crossectional study design associate with probability cluster level 1 sample that means we can select the proportion of sample to present for our study’s population. Results: The nutritional status in our study as below: 316 (27.3%) obesity, 117 (15.3%) overweights; 20 (1.7%) underweights; 3 (0.3%) wastings; 47 (4.1%) stunting. The prevalence of abnormal urine after 2 positive with dipstick urine test was 2.4%; the proportion in the girls higher than in the boys (in girls 4% versus in boys 1.3%). The prevalence of dental decay was 28.9%; the average of tooths decays was 5. The ∗ Boä moân nhi, Ñaïi Hoïc Y Döôïc Thaønh phoá Hoà Chí Minh ** Phoøng khaùm ña khoa quaän 4. Nhi Khoa 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học prevalence of myopia was 3.4% (that proportion have a trend for increasing by age). In the other hand, the prevalence of wearing glasses in these myopia’s cases only was 14,9%. We didn’t find any case of scosiolis. We didn/t find any association among overweight, obesity children with their parents’ nutritional status, and also the same with the assotiation of the children and parents’ myopia. Conclusion: the nutritional status and morbility of children in the nursery school at disttrict 4 change to the high economical status compare with the pass 10 years. CN/T< -2SD; CN/CC < -2SD; CC/T < -2SD. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước. Lứa tuổi mầm non là một trong những giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trong làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ về sau. Xác định mô hình bệnh tật trẻ cùng với các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này giúp cho nhân viên y tế đề ra các biện pháp can thiệp và dự phòng cho giai đoạn sau. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ. Chọn cụm bậc 1. Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu trẻ từ 3 tuổi trở lên (khối mầm, chồi, lá). Tiêu chí chọn mẫu Trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4, năm học 2006- 2007, có tham gia khám sức khỏe. Tiêu chí loại trừ Trẻ bỏ khám sức khỏe hoặc có viêm nhiễm cấp tính ở mắt, không đo được thị lực. Cha, mẹ trẻ: suy dinh dưỡng khi có BMI < 18 (kg/m2). Thử nước tiểu bằng que nhúng: ở những trẻ có bấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: