Danh mục

Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.02 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa kinh nghiệm như một trào lưu (thậm chí có thể gọi là khuynh hướng) gắn liền với các thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệm, được hình thành tại Italia và Hà Lan ngay từ thế kỷ XVI, tại Anh thế kỷ XVII. Là trung tâm kinh tế và văn hóa châu Âu, nước Anh cũng là nơi khai sinh ra chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh, gắn liền với tên tuổi Bacon. Hobbes tiếp tục truyền thống đó, nhưng thực hiện những điều chỉnh cần thiết dưới tác động của cơ học và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 2 Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 2Phương pháp luận của Thomas HobbesPHƯƠNG PHÁP LUẬNChủ nghĩa kinh nghiệm như một trào lưu (thậm chí có thể gọi là khuynh hướng)gắn liền với các thành quả của khoa học tự nhiên thực nghiệm, được hình thành tạiItalia và Hà Lan ngay từ thế kỷ XVI, tại Anh thế kỷ XVII. Là trung tâm kinh tế vàvăn hóa châu Âu, nước Anh cũng là nơi khai sinh ra chủ nghĩa kinh nghiệm duyvật Anh, gắn liền với tên tuổi Bacon. Hobbes tiếp tục truyền thống đó, nhưng thựchiện những điều chỉnh cần thiết dưới tác động của cơ học và xu thế toán học hóatư duy.Trong quan niệm về nguồn gốc của tri thức Hobbes tiếp tục bảo vệ duy cảm luận,mà quan điểm cốt lõi của nó là “không có cái gì trong trí tuệ, nếu không có trướchết trong cảm giác”, hoặc “ không có bất kỳ khái niệm nào trong trí tuệ con người,nếu không được sinh ra trước tiên, toàn bộ hay từng phần, trong các cơ quan cảmgiác” (Sđd, tr. 50). Nhận thức con người về thực chất được bắt đầu từ cảm giác,bởi lẽ nếu không có các cảm giác sẽ không có biểu tượng, không có ký ức, khôngcó quan niệm. Suy rộng ra, cảm giác không tách rời khỏi đời sống con người, nóđem đến cho cuộc sống thường nhật tri thức về sự kiện (cognitio). Song Hobbeslưu ý rằng các hình ảnh do cảm giác đem đến dưới hình thức các sự kiện vẫnkhông đủ cơ sở để giải thích hiện tượng của khoa học. Vì thế cần xác lập khoa họcvề tính toán, hay toán học. Đây là điểm khác biệt giữa Hobbes và Bacon.Trong bảng phân loại khoa học của mình, Bacon đánh giá toán học chỉ như thứkhoa học bổ trợ cho triết học, chứ không nâng lên vị trí của một khoa học đúngnghĩa. Ngược lại Hobbes chú trọng đặc biệt đến các nguyên lý duy lý – toán họccủa tư duy. Hobbes chỉ đồng ý với Bacon trong thái độ đối với tam đọan luận củaAristote, là thứ thuyết vô giá trị trong việc xét đoán tính chân thực của tri thức.Nhờ khai thác được những tư tưởng quý giá từ các công trình toán học củaEuclide, tiếp xúc, nghiên cứu tác phẩm, hoặc trao đổi với các nhà toán học và cácnhà khoa học tự nhiên lớn của thời đại như Galileio, Descartes, Leibniz màHobbes phân tích sâu sắc vai trò của toán học và khoa học tự nhiên lý thuyết trongnhận thức thế giới. Theo sau Descartes, người đã xem toán học là khoa học phổbiến, còn phép diễn dịch là phương pháp phổ quát của khoa học tự nhiên lý thuyết,Hobbes đưa toán học lên vị trí đầu tiên giữa các khoa học khác, gọi hình học và sốhọc là toán học thuần túy. Ông nhấn mạnh: nghiên cứu triết học tự nhiên màkhông bắt đầu từ việc nghiên cứu hình học thì thật là vô ích” (Sđd, tr. 124 – 125).Chẳng phải ngẫu nhiên mà phần thứ nhất của “Về những nguyên lý triết học” cótên là “Phép tính, hay Lôgíc học”. Đối với các khoa học tự nhiên khác, chẳng hạnvật lý và thiên văn, Hobbes quy về các khoa học toán học ứng dụng. Cũng như cácnhà triết học duy lý, Hobbes coi toán học là khuôn mẫu của tri thức, bởi lẽ nó thểhiện ở mức độ cao nhất “ánh sáng tự nhiên” cửa trí tuệ con người và khả năng củacon người khám phá những bí mật của tự nhi ên và của chính con người. Chỉ cótoán học mới đem đến tri thức chân thực, tất yếu và phổ biến, thứ tri thức đượchình thành thông qua các xét đoán lôgíc hợp lý và thuyết phục. Hobbes viết:Từkinh nghiệm khó có thể rút ra một kết luận nào mang tính phổ biến” (Sđd, tr. 524).Như vậy là Hobbes phân biệt tri thức đơn giản về sự kiện với tri thức khoa học,mà hai tính chất cơ bản của nó là tính chân thực và tính phổ biến. Ngay cả khi conngười thường xuyên quan sát thấy ngày và đêm lần lượt thay thế nhau, thì vẫnchưa thể rút ra kết luận rằng, chúng thay thế nhau thường xuyên hay thay thế nhautừ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Nói khác đi, kết luận thông qua th ường nghiệmkhông thể là chân lý vô điều kiện.Hobbes còn đến gần với Descartes trong cách hiểu về bản chất và vai trò nhậnthức của phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp phân tích, theo cảDescartes và Hobbes, chẳng qua là phương pháp đi đến các nguyên tắc và các yếutố cao hơn bằng con đường phân tích đối tượng nhận thức, còn phương pháp tổnghợp là phương pháp đi từ các nguyên tắc và các yếu tố được rút ra bằng sự phântích, đến các sự vật hiện thực và thế giới nói chung. Theo Hobbes, “bất kỳ phươngpháp nào mà nhờ đó chúng ta nghiên cứu nghuyên nhân của các sự vật, đều làphương pháp liên kết hoặc chia tách, hoặc một phần liên kết, một phần chia tách.Thông thường phương pháp chia tách được gọi là phương pháp phân tích, cònphương pháp liên kết - phương pháp tổng hợp (Sđd, tr. 120). Việc vận dụngphương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp ở Hobbes xuất phát từ địnhnghĩa của ông về bản chất của nhận thức triết học – khoa học là làm sáng tỏ “cácnguyên nhân” của thế giới các sự vật, đạt đến chân lý. Tri thức khoa học được biểuđạt trong các phán đoán; các phán đoán có trở thành các phán đoán chân lý haykhông, đó ...

Tài liệu được xem nhiều: