Danh mục

Khi nào cần vô 'nước biển'?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ... không ít người nghĩ ngay đến việc tìm bác sĩ để “vô nước” (tức truyền nước biển) cho khỏe.Điều đáng nói ở đây là cả người muốn “tiếp nước” và người thực hiện việc “tiếp nước” đều cảm thấy hài lòng, dù việc làm đó nhiều khi không cần thiết, tốn kém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi nào cần vô “nước biển”? Khi nào cần vô “nước biển”? Khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ... không ít người nghĩ ngayđến việc tìm bác sĩ để “vô nước” (tức truyền nước biển) cho khỏe. Điều đáng nói ở đây là cả người muốn “tiếp nước” và người thực hiện việc“tiếp nước” đều cảm thấy hài lòng, dù việc làm đó nhiều khi không cần thiết, tốnkém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ở các phòng mạch tư và một số nhà thuốc, hiện tượng người không bệnh tậtgì đến đề nghị được truyền dịch là phổ biến. Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứnằng nặc đòi vô “nước biển”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn và có ý tốtkhuyên không nên thì họ phản ứng bằng cách bỏ đi nơi khác để được “tiếp nước”. Ở không ít phòng mạch tư, để dễ thu nhiều tiền bệnh nhân, thường trong“nước biển” sẽ được pha thêm một ít thuốc bổ như becozym...Thực chất đây chỉ làcác vitamin nhóm B rất dễ gây sốc khi truyền. Nếu không đủ phương tiện hồi sứccấp cứu thì khi xảy ra sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng người được truyền. Việc truyền dịch chỉ được thực hiện khi có y lệnh của bác sĩ Có bao nhiêu loại dịch truyền? Người dân thường gọi dịch truyền nói chung là “nước biển”. Trong giớichuyên môn chia dịch truyền thành ba nhóm cơ bản sau: 1. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợpsuy kiệt, ăn uống kém: - Dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucose hoặc dextrose) có tácdụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5%, 10%,20%, 30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn một bát cơm. - Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin như: alversin 40, amigolg 8,5%,amino - plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic... dùng trong cáctrường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền. 2. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mấtnước, mất máu (tiêu chảy, bỏng, ói mửa...). Đó là các dung dịch lactate ringer,natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... 3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịchdextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trườnghợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩkhám và kê toa. Các tình huống cần truyền dịch Dịch truyền sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc,đúng liều. Việc lạm dụng dịch truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiềutai biến. Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau: 1. Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêuchảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu... 2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uốngđược, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột... 3. Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì cómột số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu. 4. Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor... Các chất nàythường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu. Các tai biến khi truyền dịch Dù truyền dịch có đúng chỉ định hay không vẫn có thể xảy ra tai biến. Baogồm: 1. Run tiêm truyền và sốc. Đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toátmồ hôi... Nặng hơn sẽ làm tụt huyết áp, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và tử vong 2. Nhiễm trùng. Nếu không sát trùng kỹ nơi tiêm truyền, các thao tác khôngđảm bảo vô trùng có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ, viêm tĩnh mạch, sưng phù dolệch kim khỏi tĩnh mạch. Nếu vi trùng lan vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết vàsốc nhiễm trùng. Nếu sử dụng kim, ống chích, dây truyền cho nhiều người có thểlàm lây bệnh viêm gan siêu vi B,C, nhiễm HIV, sốt rét... 3. Quá tải thể tích. Khi truyền dịch với số l ượng lớn hoặc truyền với tốc độquá nhanh sẽ làm quá sức chịu đựng của tim và phổi, dẫn đến mệt, khó thở, suytim và phù phổi cấp. Tai biến này rất dễ xảy ra trên các đối tượng như bệnh nhânlớn tuổi, có bệnh tim, suy thận, trẻ em... 4. Tắc khí. Hết dịch truyền mà không biết hoặc để bóng khí lọt vào mạchmáu có thể gây thuyên tắc khí. Nếu nặng có thể gây chết người. 5. Rối loạn thừa. Việc truyền không đúng loại dịch truyền sẽ gây rối loạnthừa các chất có trong dịch truyền, làm cơ thể mất quân bình. Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thểbệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cầntuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số l ượng,dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc đểphòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan ...

Tài liệu được xem nhiều: