Danh mục

Khí tượng hải dương học - Chương 2

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng biển nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, là nơi giao lưu của các loại hình thời tiết, trong đó có thời kỳ do một hệ thống thời tiết khống chế, có thời kỳ xen kẽ hoạt động của một số hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng hải dương học - Chương 2 Chương 2 CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ HỆ THỐNG THỜI TIẾT BIỂN VIỆT NAM Vùng biển nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, là nơi giao lưu của cácloại hình thời tiết, trong đó có thời kỳ do một hệ thống thời tiết khống chế, cóthời kỳ xen kẽ hoạt động của một số hệ thống. Để hiểu rõ thêm sự hoạt động củacác hệ thống thời tiết, chúng ta cần nắm một số khái niệm mang tính chất về đặcđiểm cơ cấu, cấu trúc của chúng.2.1. Khối khí và hoàn lưu khí quyển2.1.1. Khối khía, Khái niệm về khối khí Khối không khí hay còn gọi là khí đoàn và những bộ phận không khí cỡlớn chiếm cứ trên một phạm vi rộng của lục địa hay đại dương. Đặc trưng nổibật của khối khí là có sự phân bố các yếu tố khí tượng, điển hình là nhiệt độ vàđộ ẩm tương đối đồng nhất theo phương ngang. Từ đó, hai yếu tố này được coinhư chỉ tiêu để xác định đặc tính thời tiết của các khối khí. Nguồn gốc hình thành các khối khí có hai nguyên nhân chính là tính chất“mặt đệm” và bức xạ mặt trời. Nơi phát sinh các khối khí gọi là “ổ phát sinh”.b, Phân loại khối khí Người ta thường phân loại các khối khí theo các cơ sở như sau: - Phân loại theo khu vực địa lý hình thành các khối khí. Theo cách phânloại này bao gồm các khối khí như: khối khí cực đới, khối khí ôn đới, khối khínhiệt đới, khối khí xích đạo. Ngoài ra, có thể kết hợp với tính chất mặt đệm mà điển hình là bề mặt lụcđịa và biển để phân loại khối khí. Ví du: khối khí nhiệt đới biển, khối khí ôn đớilục địa.v.v. - Phân loại theo tính chất các yếu tố khí tượng mà điển hình là nhiệt độ vàđộ ẩm: khối không khí nóng, khối không khí lạnh, khối không khí nóng ẩm, khốikhông khí nóng khô, khối không khí lạnh khô… Như vậy, nếu ta xem xét một khối không khí được phân loại theo phươngpháp địa lý thì tương ứng ta có thể hiểu được nó qua việc phân loại theo nhiệt độ vàđộ ẩm. Chẳng hạn, khối không khí nhiệt đới hải dương sẽ là khối không khí nóngẩm, khối không khí cực đới là khối không khí lạnh khô… Do tính chất qui mô lớn và được đặc thù bởi chế độ thời tiết của mình nênkhối khí có tính khống chế và thịnh hành thời tiết ở các khu vực mà nó bao trùm. Tuy nhiên, các khối khí không phải ở cố định trên “quê hương” sinh ra nómà trong quá trình vật lý khí quyển, chúng di chuyển qua các vùng địa lý khácnhau, tức là sẽ thay đổi mặt đệm và sự tiếp nhận bức xạ mặt trời. Vì vậy, sẽ có http://www.ebook.edu.vn42sự biến đổi về tính chất các yếu tố khí tượng (điển hình là nhiệt độ và độ ẩm)“người ta gọi sự biến đổi ấy là sự biến tính của khối khí”. Một ví dụ điển hình của sự biến tính là vào thời gian cuối của chế độ giómùa Đông Bắc (tháng 1 đến tháng 3), khối không khí lạnh khô lục địa Xibia trướckhi đến nước ta đã tràn qua vùng biển Đông Nam Trung Quốc tiếp nhận lượng ẩmcao đã tạo nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn ở miền Bắc Việt Nam.2.1.2. Hoàn lưu khí quyển Khái niệm “hoàn lưu” để chỉ sự chuyển động của không khí trong khíquyển có tính chất tuần hoàn. Như vậy, hoàn lưu khí quyển là tập hợp các dạng chuyển động quy môlớn trong phạm vi khí quyển tầng thấp, nhờ có sự trao đổi không khí theo theohướng thẳng đứng và nằm ngang. Các nhà khí tượng đã xây dựng mô hình hoàn lưu khí quyển theo cácdạng sau:a, Mô hình hoàn lưu giả thiết Đây là mô hình đơn giản hóa về hoàn lưu khí quyển. Giả thiết rằng, bềmặt trái đất có tính chất mặt đệm đồng nhất, không có sự tác động của lực làmlệch hướng. Từ đó, dưới tác dụng của bức xạ mặt trời sẽ hình thành sự phân bốcác trung tâm nhiệt – áp đơn giản: tại vùng xích đạo nhiệt độ cao, tồn tại dải ápthấp còn ở vùng cực, nhiệt độ thấp và tồn tại áp cao. Không khí trên bề mặt sẽ chuyển động từ hai cực về xích đạo nóng lên vàbốc lên cao rồi tuần hoàn trở lại đi xuống vùng cực hình thành hoàn lưu khépkín dạng “kinh hướng”. Hình 2.1 dưới đây mô tả dạng hoàn lưu giả thiết. Hình 2.1. Mô hình hoàn lưu giả thiết http://www.ebook.edu.vn 43b, Mô hình hoàn lưu khí quyển thực tế Trong thực tế, bề mặt trái đất có cấu trúc mặt đệm rất đa dạng mà điểnhình là sự phân bố hải - lục, đồng thời với sự tự quay của trái đất sẽ phát sinh ralực làm lệch hướng (lực Koriolis) tác động lên sự chuyển động của không khílàm lệch hướng hoàn lưu. Từ đó, cùng với sự phân bố bức xạ mặt trời, sự khácbiệt của tính chất mặt đệm nên sự phân bố các trung tâm nhiệt áp trên toàn cầubị cắt xẻ và thay đổi theo mùa. Điển hình của sự khác biệt này là hình thế khí ápở Bắc bán cầu, nơi có sự phân bố rõ nét về lục địa và đại dương. Ví dụ cụ thể của sự phân bố đó như sau: - Trên cực Bắc hình thành cao áp lạnh. - Vùng vĩ độ 600 hình thành một áp thấp. - Vùng ngoại chí tuyến (vĩ độ 30 – 350) hình thành vùng cao áp đại dươngngoại chí tuyến. - Vùng áp thấp xích đạo. Với sự phân bố như trên, ta có thể mô tả một sơ đồ hoàn lưu thực tế trên bềmặt trái đất trong hầu hết thời gian trong năm (hình 2.2). Theo sơ đồ phân bố, ta thấyáp cao ở cực, dải áp thấp phụ ở vĩ độ 600, dải áp cao cận nhiệt và áp thấp xích đạo. Hình 2.2. Sơ đồ hoàn lưu khí quyển thực Theo sơ đồ này, trên bề mặt sẽ có dạng hoàn lưu như sau: Từ cực về vùng vĩ độ 600N có dòng hướng Đông Bắc (NE), từ vùng vĩ độ350N đến 600N có hướng Tây Nam (SW), từ vĩ độ 350N đến xích đạo có hướngĐông Bắc (NE). http://www.ebook.edu.vn44 Trên cao, ở từng khu vực, hoàn lưu có hướng ngược lại, theo quy tắc vùngáp cao dòng khí đi xuống, vùng áp thấp không khí chuyển động lên cao. Tómlại, mô hình hoàn lưu khí quyển thực (áp dụng điển hình cho Bắc bán cầu) sẽ códạng như sau: - Trên bề mặt từ cực đến vĩ độ 600N hoàn lưu có hướng Đông Bắc (NE),trên cao có hướng ngược lại ...

Tài liệu được xem nhiều: