Danh mục

Khi vò chín khúc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lai Nghi người Hương Bình chốn cố đô văn vật. Ông nội là Hàn tiên sinh, Đông các Đại học sĩ, nguyên Tri phủ Thanh Hóa, Tuy Hòa rồi Nghệ An. Làm quan thanh liêm, tánh thông tuệ khác người. Ưa chơi một mình, học đâu nhớ đó. Phan Công chỉ có một Nghi là gái nên cưng chiều lắm. Người ngoài không ai biết Nghi là gái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi vò chín khúc Phạm Ngọc Khi vò chín khúc Túy Lai Nghi người Hương Bình chốn cố đô văn vật. Ông nội là Hàn tiên sinh, Đông các Đại học sĩ, nguyên Tri phủ Thanh Hóa, Tuy Hòa rồi Nghệ An. Làm quan thanh liêm, tánh thông tuệ khác người. Ưa chơi một mình, học đâu nhớ đó. Phan Công chỉ có một Nghi là gái nên cưng chiều lắm. Người ngoài không ai biết Nghi là gái. Bấy giờ, Thuận Hóa là đất của chúaNguyễn, dân cư còn thưa thớt, núi non rừng rậm, dòng sông uốn khúc chảyngang kinh thành, trên có cồn Dã Viên, dưới có Cồn Hến, cảnh như tranh.Nghi theo học với Bách Văn sư phụ, người chỉ nhận một học trò duy nhất docơ duyên. Nhân một bữa ông nội chiêu đãi khách, ngoài cửa ngựa xe nhưnước, trong nhà người hầu tới lui rộn rịp. Sư phụ Bách Văn cũng được mời.Búi tóc đạo sĩ, áo trường bào ra vẻ đạo cốt tiên phong. Bốn người con trai củaPhan Công bận tiếp khách ở nhà trên, không biết em gái làm gì ở trong phòng.Bách Văn không thích ồn ào, dạo bước ra vườn hoa. Muôn hoa nghìn tía đangkhoe sắc, giữa vườn một bé trai đang đắp cát xây thành, mặt đẹp như PhanAn. Bách Văn hỏi: “Sao không vào trong ra mắt các bậc vương hầu, lại ngồingoài này?”. Bé đáp: “Cháu không thích, lạy chào đến khi nào mới xong, và ramắt đến ngày nào thì hết, ông nội tuần nào không mời khách uống rượu chơicờ?”. Bách Văn cả cười, hỏi ra mới biết là con gái. Kể từ đó thầy trò tươngđắc. Văn không dạy học trò theo lối cũ. Những lời cửa Khổng sân Trình cónhiều cách truyền đạt, được lời thì quên ý, được cá quên nơm. Vụ vào lời thìmắc chữ, vụ vào ý thì mắc lời. Vạn vật biến thiên, còn mất nằm trong lẽ sinhdiệt. Người quân tử cần biết thi hành cái sở học, học không cốt ra làm quanmà cái đạo nhập thế của người quân tử giúp vua trị nước, không mưu cầu cáilợi cho mình. Từ khi Nguyễn Huệ chết, lịch sử sang trang. Vua mới, côngthống nhất đất nước ít người biết. Người ta chỉ nhớ cái vụ vua trả thù riêng, sáthại công thần. Nguyễn Huệ ba lần ra La Sơn cầu kẻ sĩ. Thời Nhân Tông,Thánh Tông đêm ngủ không gài cửa, người đi ngoài đường thấy của rơi khôngnhặt. Vua lấy áo ngự hàn đắp cho kẻ cùng khổ không nhà. Thời ấy có trở lạikhông? Những năm loạn lạc, có phải kẻ trí tìm phương kế đuổi ngoại xâm, giữyên giềng mối kỉ cương. Nhưng thời loạn thì kẻ sĩ trang sức bên ngoài như kẻngu.Những gì người nhũ mẫu nhìn trộm qua khe cửa hay lắng tai nghe không phảigiọng đọc sang sảng sách thánh hiền, mà chỉ là những quân cờ đen trắng. Kểtừ khi cuộc khởi nghĩa của ông Cao thất bại, mà cũng không phải chỉ một lần.Nguyễn Trãi mấy lần ra Côn Sơn, trở về Lệ Chi Viên. La Sơn Phu Tử mấy lầnrút về núi ẩn cư. Lê Lợi mấy lần rút về núi Chí Linh. Ấy thế mà sư phụ khôngthích động đến dây tơ. Thảng hoặc có nghe người đàn, khi như tiếng mưamau, khi như tiếng nước chảy, ẩn một tâm sự gì. Có hôm Phan Công hỏi:- Bạch thầy, thầy có định cho trẻ đi thi như Mạnh Lệ Quân, ra giúp nước?- Thi ư? Chữ đẹp như ông Cao, thơ hay như Văn Tuyên, giúp vua vì nước nhưLê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt rồi mới đây giấcmộng canh tân của Nguyễn Trường Tộ… rồi những Phan Bá Vành, Ngô ThìNhậm, chẳng phải đều cùng bỏ mình vì dân vì nước mỗi người mỗi cách ư?Cái học của người quân tử không chỉ vụ vào bằng cấp; đã gọi là đàn, không vụvào thanh tĩnh vô vi mà tiếng trúc tơ vẫn đi thẳng vào lòng người.Phan Công thảng thốt làm thinh.Một bữa Lai Nghi lấy ngựa đi chơi ngoài thành. Trời thu trong trẻo, mây thubàng bạc Nghi chợt thấy hứng muốn gảy lên một khúc nhạc. Đi một quãngđến bờ sông, Nghi thấy nơi đây có một con thuyền, hình như thuyền của bậcvương hầu. Giá như không phải Nghi thì đã không dừng lại. Nhưng Nghi lạithích trêu ngươi. Y nhìn trộm vào khoang thấy lưng áo một văn nhân, ra dángcon nhà quyền thế, đang ngồi chơi cờ một mình. Buộc ngựa trên bờ, Nghixuống thuyền, hắng giọng:- Thuyền ai, cho tại hạ quá giang một lát, được chăng?- Ai đó định làm rộn ta, xin thất lễ. Văn nhân vẫn không quay lại.Nghi vén áo bước thẳng vào. Bên trong bức rèm, bài trí trang nhã. Nào sáotrúc, nào đàn cầm đàn nguyệt, nào màn che trướng phủ. Ở giữa khoang thuyềnrộng, một ván cờ đang dở cuộc, văn nhân ngồi chơi một mình. Thì đúng ý LaiNghi. Thỉnh thoảng Nghi vẫn bày cờ chơi một mình. Ván cờ đương dở cuộc,người chủ khoang tỏ vẻ khó chịu, Nghi đứng sau lưng chợt cúi xuống đi mộtnước cờ. Văn nhân vỗ đùi khen “hay”, đoạn kẹp một quân cờ đen đặt xuống,Nghi đi liền một nước cờ trắng.Bây giờ cả hai cùng diện đối diện, văn nhân khuôn mặt chữ điền, mày rậmmắt to. Thiếu niên mười sáu dung mạo siêu phàm, mặt hoa da phấn. Văn nhânđứng dậy vòng tay nói:- Chiều thu cảm hứng, mượn tạm ván cờ của người xưa. Xin cho biết quýdanh.- Tại hạ là Tiểu Nhi Hồng. Nghi cũng đáp lời. Người kia xưng là Phúc Kháng.Nghi giật mình, y là m ...

Tài liệu được xem nhiều: