Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 262.54 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng ban hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 20. KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM ThS. Đinh Hoài Nam(*) Nguyễn Hoàng Vân(**) Tóm tắt Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng ban hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: cạnh tranh, tội phạm về cạnh tranh, vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. 1. GIỚI THIỆU Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữ vai trò là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường do vậy pháp luật về cạnh tranh là rất cần thiết làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt (*) Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: namdh@neu.edu.vn (**) Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: vannh@neu.edu.vn 233 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Nam hiện nay. Thực thi pháp luật về chống hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã trở thành tiêu điểm trong các tin tức kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh khác là một nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì cạnh tranh và đảm bảo sự vận hành nền kinh tế thị trường. Để ngăn chặn và tiêu diệt các hành vi phản cạnh tranh đó, các cơ quan nhà nước đã xây dựng cũng như sửa đổi, bổ sung các hình thức xử lý vi phạm sao cho tương ứng với mức độ tác hại của hành vi. Tại Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Bộ luật Hình sự Việt Nam (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)... Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên đã quy định hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh - biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. 2. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như: Liên minh châu Âu, Canada, Hoa Kỳ,... đều đã thông qua quy định phạt hình sự đối với hành vi các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh). Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, sự tăng cường nhận thức của Chính phủ về tác hại rõ rệt của hành vi, sự gia tăng mức phạt đối với hành vi các-ten, trong đó trong đó quy định hình phạt tù đối với cá nhân vi phạm, sự tăng cường công cụ cho cơ quan thực thi trong phát hiện các vụ các-ten, sự ủng hộ tích cực của người tiêu dùng và sự nâng cao nhận thức của xã hội đều đóng vai trò quan trọng khiến cho các-ten trở thành một hành vi xấu và bất hợp pháp trên toàn thế giới, đặc biệt là chống các-ten quốc tế. Năm 2001, Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) đã được thành lập và hiện có 88 quốc gia thành viên. Xuất phát từ thực tiễn, Các-ten có khả năng sinh lời đặc biệt và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành phân tích lợi ích của mình để đi đến quyết định tiến hành các-ten nếu không gặp phải sự cản trở nào quá lớn. Thực tiễn cho thấy chỉ riêng phạt tiền, dù cao đến đâu cũng không thể ngăn chặn được hành vi các-ten. Do vậy, xử lý hình sự, đặc biệt là áp dụng phạt tù đối với các hành vi các-ten vi phạm là điều tất yếu. Bên cạnh việc áp dụng hình phạt thì việc áp dụng chương trình khoan dung là một phần không thể thiếu trong pháp Luật Cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu quả của các biện pháp xử lý hình sự đối với các hành vi phản cạnh tranh. 234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Tại Hoa Kỳ, các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) được coi là vi phạm hình sự từ năm 1890. Từ đầu những năm 90, Hoa Kỳ về cơ bản đã thay đổi quan điểm đánh giá lợi ích/rủi ro của các-ten với ba thay đổi lớn trong thực thi hình sự, bao gồm: tăng cường chế tài đối với các-ten vi phạm; áp dụng Chương trình ân xá của Cục chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (US DOJ) và giới thiệu Hướng dẫn kết án tại Hoa Kỳ. Ba công cụ này được sử dụng đồng thời đã trở thành ba trụ cột của US DOJ trong việc thực thi kiểm soát các-ten và được xem là động lực thúc đẩy quá trình thực thi các-ten tại Hoa Kỳ. Đạo luật Sherman được sửa đổi vào năm 2004 và mức phạt đối với doanh nghiệp đã tăng lên tối đa 100 triệu đô la Mỹ. Chế tài xử phạt đối với cá nhân tăng lên tới 10 năm phạt tù và 1 triệu đô la phạt tiền. Trong những năm 90, thời hạn phạt tù trung bình đối với các-ten là 8 tháng, nhưng đến năm tài chính 2005, thời hạn phạt tù trung bình đã tăng lên 24 tháng. Thời hạn phạt tù đáng kể đối với cá nhân vi phạm, thay vì yêu cầu nộp tiền phạt cao hơn, đã khuyến khích tinh thần tự nguyện khai báo và hợp tác của cả doanh nghiệp và các nhân viên của họ. Chương trình khoan dung lần đầu tiên được ban hành tại Hoa Kỳ năm 1978. Trung bình mỗi năm chỉ có một cá nhân/doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng khoan dung và không giúp phát hiện ra một vụ các-ten quốc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 20. KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM ThS. Đinh Hoài Nam(*) Nguyễn Hoàng Vân(**) Tóm tắt Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng ban hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: cạnh tranh, tội phạm về cạnh tranh, vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. 1. GIỚI THIỆU Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữ vai trò là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường do vậy pháp luật về cạnh tranh là rất cần thiết làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt (*) Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: namdh@neu.edu.vn (**) Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: vannh@neu.edu.vn 233 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Nam hiện nay. Thực thi pháp luật về chống hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã trở thành tiêu điểm trong các tin tức kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh khác là một nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì cạnh tranh và đảm bảo sự vận hành nền kinh tế thị trường. Để ngăn chặn và tiêu diệt các hành vi phản cạnh tranh đó, các cơ quan nhà nước đã xây dựng cũng như sửa đổi, bổ sung các hình thức xử lý vi phạm sao cho tương ứng với mức độ tác hại của hành vi. Tại Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Bộ luật Hình sự Việt Nam (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)... Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên đã quy định hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh - biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. 2. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như: Liên minh châu Âu, Canada, Hoa Kỳ,... đều đã thông qua quy định phạt hình sự đối với hành vi các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh). Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, sự tăng cường nhận thức của Chính phủ về tác hại rõ rệt của hành vi, sự gia tăng mức phạt đối với hành vi các-ten, trong đó trong đó quy định hình phạt tù đối với cá nhân vi phạm, sự tăng cường công cụ cho cơ quan thực thi trong phát hiện các vụ các-ten, sự ủng hộ tích cực của người tiêu dùng và sự nâng cao nhận thức của xã hội đều đóng vai trò quan trọng khiến cho các-ten trở thành một hành vi xấu và bất hợp pháp trên toàn thế giới, đặc biệt là chống các-ten quốc tế. Năm 2001, Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) đã được thành lập và hiện có 88 quốc gia thành viên. Xuất phát từ thực tiễn, Các-ten có khả năng sinh lời đặc biệt và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành phân tích lợi ích của mình để đi đến quyết định tiến hành các-ten nếu không gặp phải sự cản trở nào quá lớn. Thực tiễn cho thấy chỉ riêng phạt tiền, dù cao đến đâu cũng không thể ngăn chặn được hành vi các-ten. Do vậy, xử lý hình sự, đặc biệt là áp dụng phạt tù đối với các hành vi các-ten vi phạm là điều tất yếu. Bên cạnh việc áp dụng hình phạt thì việc áp dụng chương trình khoan dung là một phần không thể thiếu trong pháp Luật Cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu quả của các biện pháp xử lý hình sự đối với các hành vi phản cạnh tranh. 234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Tại Hoa Kỳ, các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) được coi là vi phạm hình sự từ năm 1890. Từ đầu những năm 90, Hoa Kỳ về cơ bản đã thay đổi quan điểm đánh giá lợi ích/rủi ro của các-ten với ba thay đổi lớn trong thực thi hình sự, bao gồm: tăng cường chế tài đối với các-ten vi phạm; áp dụng Chương trình ân xá của Cục chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (US DOJ) và giới thiệu Hướng dẫn kết án tại Hoa Kỳ. Ba công cụ này được sử dụng đồng thời đã trở thành ba trụ cột của US DOJ trong việc thực thi kiểm soát các-ten và được xem là động lực thúc đẩy quá trình thực thi các-ten tại Hoa Kỳ. Đạo luật Sherman được sửa đổi vào năm 2004 và mức phạt đối với doanh nghiệp đã tăng lên tối đa 100 triệu đô la Mỹ. Chế tài xử phạt đối với cá nhân tăng lên tới 10 năm phạt tù và 1 triệu đô la phạt tiền. Trong những năm 90, thời hạn phạt tù trung bình đối với các-ten là 8 tháng, nhưng đến năm tài chính 2005, thời hạn phạt tù trung bình đã tăng lên 24 tháng. Thời hạn phạt tù đáng kể đối với cá nhân vi phạm, thay vì yêu cầu nộp tiền phạt cao hơn, đã khuyến khích tinh thần tự nguyện khai báo và hợp tác của cả doanh nghiệp và các nhân viên của họ. Chương trình khoan dung lần đầu tiên được ban hành tại Hoa Kỳ năm 1978. Trung bình mỗi năm chỉ có một cá nhân/doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng khoan dung và không giúp phát hiện ra một vụ các-ten quốc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tội phạm về cạnh tranh Vi phạm pháp Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh Kinh tế thị trường Bộ luật Hình sự Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Phần 2
48 trang 275 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 267 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 251 0 0 -
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 244 0 0 -
7 trang 241 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 225 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 221 0 0 -
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 209 0 0 -
8 trang 196 0 0