Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 381.02 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, như khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, quy trình giải quyết của khiếu nại, tố cáo và thực tiễn áp dụng các quy định của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TS Võ Khánh Vinh Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Xem xét có hệ thống sự phát triển của các quy định khiếu nại, tố cáo của luật tố tụng hình sự qua các giai đoạn lịch sử, phân tích khái niệm, đưa ra nội hàm và các đặc trưng về bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, điều kiện áp dụng và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, mối liên hệ giữa khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với Luật Khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực liên quan khác, kết quả thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, từ đó làm rõ bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đánh giá, so sánh kết quả áp dụng thực tiễn của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đồng thời phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế cũng như hoàn thiện các quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về khiếu nại, tố cáo. Keywords: Khiếu nại; Luật hình sự; Tố cáo; Tố tụng hình sựContentMỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Việc nghiên cứu sâu sắc và cụ thể các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự sẽ góp phần vào việc nhận thức đúng, thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, tố cáo phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặc dù khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự rất quan trọng, song, hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách xác đáng và toàn diện, còn nhiều nội dung chưa được thống nhất, rõ ràng cụ thể trên cả phương diện lý luận và thực tiễn như: khái quát các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự qua các giai đoạn lịch sử; phân biệt khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, tố cáo và khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác; xem xét tính đặc thù của khiếu nại, tố cáo; thực tiễn áp dụng khiếu nại, tố cáo trong giải quyết vụ việc; kết quả của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự… Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là cần thiết. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp chúng ta nắm bắt được những hạn chế trong các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa các quy định này. Đây chính là lý do dẫn tôi đến việc chọn Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiệnquyền cơ bản của công dân, có quan hệ mật thiết với Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy địnhvề khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác. Do vậy, dưới những góc độ nhất định, quy địnhnày đã được một số các nhà khoa học, các luật gia nghiên cứu. Cụ thể: Bài nghiên cứu chuyên đề: Tố cáo và giải quyết tố cáo trong Luật tố tụng hình sự: Nhữngvấn đề lý luận - thực tiễn và hoàn thiện pháp luật, của TSKH.Lê Cảm - Khoa Luật, Đại họcQuốc gia Hà Nội, đăng trên Tạp chí Khoa học (chuyên san Kinh tế - Luật), Đại học Quốc gia HàNội, năm 2007. Bài viết đề cập những vấn đề lý luận về tố cáo trong tố tụng hình sự, qua đóphân tích thực trạng tố cáo và giải quyết tố cáo, nêu ra những kẽ hở của pháp luật trong lĩnhvực này, đồng thời đưa ra mô hình lý luận của những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện cácquy định pháp luật tương ứng. Khiếu nại, tố cáo theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, củaPGS.TS Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/2004, trong bài viết này, tác giả phân tích vàlý giải những vấn đề cơ bản các quy định khiếu nại, tố cáo trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 như điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về người khiếu nại, tố cáo và ngườibị khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của đồng tác giả TSKH. Lê Cảm và ThS. MinhPhượng, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2004, bài viết này đề cập đến việc nghiên cứu quyền vànghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự theo hệthống như sau: Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người bị khiếunại, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo. Về đảm bảoquyền khiếu nại, tố cáo trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Trọng Phúc -Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2007, trong bài viết này, tác giả đã khái quát quyền khiếunại, tố cáo trong lịch sử, đồng thời đưa ra những khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo, phânbiệt khiếu nại, tố cáo với tố giác, tin báo về vi phạm pháp luật và vi phạm các quyền đó.Ngoài ra, nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo còn được thể hiện trong Bình luận khoa học Bộluật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Công an nhân dân, do PGS.TS Võ Khánh Vinh làm chủbiên; trong các sách giáo khoa chuyên ngành luật tố tụng hình sự; các tập bài giảng của giảngviên... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả thường dưới dạng bài viết đăngtrên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, hoặc một phần trong các bài giảng của giáotrình giảng dạy hoặc một phần trong sách chuyên khảo... mà chưa cho công trình nào nghiêncứu một cách sâu sắc, hệ thống và toàn diện về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ViệtNam. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TS Võ Khánh Vinh Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Xem xét có hệ thống sự phát triển của các quy định khiếu nại, tố cáo của luật tố tụng hình sự qua các giai đoạn lịch sử, phân tích khái niệm, đưa ra nội hàm và các đặc trưng về bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, điều kiện áp dụng và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, mối liên hệ giữa khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với Luật Khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực liên quan khác, kết quả thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, từ đó làm rõ bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đánh giá, so sánh kết quả áp dụng thực tiễn của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đồng thời phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế cũng như hoàn thiện các quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về khiếu nại, tố cáo. Keywords: Khiếu nại; Luật hình sự; Tố cáo; Tố tụng hình sựContentMỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Việc nghiên cứu sâu sắc và cụ thể các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự sẽ góp phần vào việc nhận thức đúng, thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, tố cáo phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặc dù khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự rất quan trọng, song, hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách xác đáng và toàn diện, còn nhiều nội dung chưa được thống nhất, rõ ràng cụ thể trên cả phương diện lý luận và thực tiễn như: khái quát các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự qua các giai đoạn lịch sử; phân biệt khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, tố cáo và khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác; xem xét tính đặc thù của khiếu nại, tố cáo; thực tiễn áp dụng khiếu nại, tố cáo trong giải quyết vụ việc; kết quả của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự… Chính vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là cần thiết. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp chúng ta nắm bắt được những hạn chế trong các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa các quy định này. Đây chính là lý do dẫn tôi đến việc chọn Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiệnquyền cơ bản của công dân, có quan hệ mật thiết với Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy địnhvề khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác. Do vậy, dưới những góc độ nhất định, quy địnhnày đã được một số các nhà khoa học, các luật gia nghiên cứu. Cụ thể: Bài nghiên cứu chuyên đề: Tố cáo và giải quyết tố cáo trong Luật tố tụng hình sự: Nhữngvấn đề lý luận - thực tiễn và hoàn thiện pháp luật, của TSKH.Lê Cảm - Khoa Luật, Đại họcQuốc gia Hà Nội, đăng trên Tạp chí Khoa học (chuyên san Kinh tế - Luật), Đại học Quốc gia HàNội, năm 2007. Bài viết đề cập những vấn đề lý luận về tố cáo trong tố tụng hình sự, qua đóphân tích thực trạng tố cáo và giải quyết tố cáo, nêu ra những kẽ hở của pháp luật trong lĩnhvực này, đồng thời đưa ra mô hình lý luận của những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện cácquy định pháp luật tương ứng. Khiếu nại, tố cáo theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, củaPGS.TS Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/2004, trong bài viết này, tác giả phân tích vàlý giải những vấn đề cơ bản các quy định khiếu nại, tố cáo trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 như điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về người khiếu nại, tố cáo và ngườibị khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của đồng tác giả TSKH. Lê Cảm và ThS. MinhPhượng, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2004, bài viết này đề cập đến việc nghiên cứu quyền vànghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự theo hệthống như sau: Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người bị khiếunại, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo. Về đảm bảoquyền khiếu nại, tố cáo trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả Nguyễn Trọng Phúc -Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2007, trong bài viết này, tác giả đã khái quát quyền khiếunại, tố cáo trong lịch sử, đồng thời đưa ra những khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo, phânbiệt khiếu nại, tố cáo với tố giác, tin báo về vi phạm pháp luật và vi phạm các quyền đó.Ngoài ra, nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo còn được thể hiện trong Bình luận khoa học Bộluật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Công an nhân dân, do PGS.TS Võ Khánh Vinh làm chủbiên; trong các sách giáo khoa chuyên ngành luật tố tụng hình sự; các tập bài giảng của giảngviên... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả thường dưới dạng bài viết đăngtrên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, hoặc một phần trong các bài giảng của giáotrình giảng dạy hoặc một phần trong sách chuyên khảo... mà chưa cho công trình nào nghiêncứu một cách sâu sắc, hệ thống và toàn diện về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ViệtNam. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khiếu nại trong luật tố tụng hình sự Tố tụng hình sự Tố cáo tố tụng hình sự Việt Nam Quy trình giải quyết của khiếu nại Luật Khiếu nại tố cáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 1
20 trang 188 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 119 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
6 trang 61 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 9 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
72 trang 58 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2
174 trang 54 0 0 -
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 2
20 trang 49 0 0 -
Tiểu luận Tố tụng hình sự: Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
36 trang 44 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 1
230 trang 35 0 0 -
4 trang 35 0 0
-
LUẬT KHIẾU NẠI - Luật số: 02/2011/QH13
23 trang 33 0 0