Danh mục

Khó kiểm soát tín dụng doanh nghiệp FDI

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.23 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả. Gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện tình trạng có những doanh nghiệp (DN) FDI vay vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam nhưng lại hoạt động không hiệu quả, phải ngừng hoạt động. Có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khó kiểm soát tín dụng doanh nghiệp FDI Khó kiểm soát tín dụng doanh nghiệp FDI Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả. Gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện tình trạng có những doanh nghiệp (DN) FDI vay vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam nhưng lại hoạt động không hiệu quả, phải ngừng hoạt động. Có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các TCTD cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam. Tập trung vay vốn trong nước Thanh tra ngành thuế đã phát hiện một số DN có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không thông qua việc tăng vốn mà sử dụng khoản vốn vay ngắn hạn, trung hạn của công ty mẹ ở nước ngoài. Ngành thuế cho rằng đây là một hiện tượng chuyển giá. Những phát hiện này đã khiến các cơ quan chức năng phải để ý đến tình hình vay nợ của DN FDI. Liên tục từ năm 2011, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc theo dõi và báo cáo tình hình hoạt động, tình hình vay và trả nợ của DN FDI. Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tập hợp báo cáo từ các địa phương. Theo số liệu từ một số địa phương, tính đến cuối năm 2011, tỉ lệ DN FDI vay vốn trong nước cao hơn vay nước ngoài. Tại tỉnh Bắc Ninh, tỉ lệ vốn vay TCTD trong nước chiếm hơn 53% tổng dư nợ và số nợ vay từ công ty mẹ, vay nước ngoài chiếm khoảng 47% tổng dư nợ. Tại Hòa Bình có 22 DN FDI nhưng chỉ có một DN vay tín dụng nước ngoài. Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định báo cáo không DN FDI nào đầu tư vào Khu Kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định có vay nợ nước ngoài. Sở Kế hoạch-Đầu tư các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi báo cáo DN FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ sử dụng vốn vay của TCTD trong nước. Ở Đồng Nai, đến thời điểm lập báo cáo có 10 DN FDI đang có dư nợ tín dụng, trong đó 7 DN vay vốn trong nước, 3 DN vay của công ty mẹ. Giám sát khó khăn Việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của DN có vốn FDI rất khó khăn vì các DN này có thể vay vốn với mục đích nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào nhưng trên thực tế không có nhu cầu vay vốn thực vì đã được công ty mẹ hỗ trợ theo các hình thức như hỗ trợ vốn, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm và cho chiếm dụng vốn thương mại… Công ty mẹ của DN đóng ở nước ngoài làm thủ tục đối chiếu hồ sơ vay vốn thường kéo dài và tốn kém chi phí; việc thẩm định năng lực tài chính của công ty mẹ và nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn do trong nhiều trường hợp thông tin không đầy đủ và không đáng tin cậy. Các TCTD cho biết một số DN thực hiện đăng ký vốn điều lệ cao nhưng tiến độ góp vốn chậm hoặc sau đó điều chỉnh giảm vốn điều lệ, vì thế vốn đăng ký không phản ánh thực chất năng lực tài chính của DN. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với DN FDI để bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: