Danh mục

Khô mắt - bệnh của 'dân' văn phòng

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.13 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khô mắt - bệnh của dân văn phòngĐang ngồi máy tính, nhiều khi Thanh (25 tuổi, Hà Nội) thấy mắt mờ đi, có lúc đau nhói như bị kim châm. Nghĩ là không sao, nhưng về sau mắt cô càng đỏ và đau nhức hơn, đến khi đi khám thì mắt đã bị biến chứng đỏ mãn tính. Làm công việc văn phòng, cả ngày Thanh đã bù đầu làm việc bên máy tính, đến tối không đi chơi đâu thì lại ôm tivi. Gần đây, cô thấy mắt thường xuyên bị nhức, mỏi, khi đó cô chỉ nghĩ là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khô mắt - bệnh của dân văn phòng Khô mắt - bệnh của dân văn phòng Đang ngồi máy tính, nhiều khi Thanh (25 tuổi, Hà Nội) thấy mắt mờ đi, có lúc đau nhói như bị kim châm. Nghĩ là không sao, nhưng về sau mắt cô càng đỏ và đau nhức hơn, đến khi đi khám thì mắt đã bị biến chứng đỏ mãn tính. Làm công việc văn phòng, cả ngày Thanh đã bù đầu làmviệc bên máy tính, đến tối không đi chơi đâu thì lại ôm tivi. Gần đây, cô thấy mắt thườngxuyên bị nhức, mỏi, khi đó cô chỉ nghĩ là do xem tivi, ngồi máy tính nhiều nên mắt mỏi,nghỉ ngơi thì sẽ không sao. Dù đã mua thuốc về tự nhỏ nhưng mắt cô không thấy đỡ màcàng nặng hơn.Nhiều lúc đang làm việc tôi chỉ muốn nhắm mắt lại, không muốn mở nữa, cảm giác mắtsưng lên, đau rát. Đi khám, biết mình bị bệnh khô mắt thì bệnh đã nặng, gây biến chứng,Thanh cho biết.Thạc sĩ Hoàng Cương, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo, Bệnh viện MắtTrung ương cho biết, khô mắt là tình trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắttiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu.Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, ngănkhông cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim này sẽ vỡ ra, bay hơivà mắt sẽ tái tạo một lớp mới bao phủ trên nhãn cầu. Tuy nhiên, với người bị bệnh khômắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đã vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo.Những trường hợp như Thanh không phải là hiếm gặp. Trong đó, nhân viên văn phòng cónguy cơ mắc cao, ước tính có khoảng 50% người làm văn phòng mắc các bệnh về mắt,trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt.Lý giải điều này, thạc sĩ Cương cho biết, trong vòng một phút mắt người chớp 12-18 lần,mỗi lần chớp nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Nhưng những người làm vănphòng, sử dụng máy vi tính nhiều do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt.Ngoài ra, việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắtbị bay hơi nhiều dẫn tới hiện tượng mắt bị khô. Những người bị bệnh thấp khớp, lupus,hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường… cũng có thể mắcbệnh khô mắt.Người bị bệnh có các biểu hiện như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm,ngứa, rát như có dị vật trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng, thạc sĩ Cương cho biết.Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cáchcó thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Thực tế, hầu hết người bệnh khô mắt chỉ đikhám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa. Một số người có thói quen tự ýmua thuốc về nhà điều trị, điều này làm gia tăng biến chứng như đỏ mắt mãn tính, đụcthủy tinh thể… gây mù lòa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng cácphương pháp phản khoa học như: đánh mắt bằng lá thài lài làm loét, thủng giác mạc,viêm mủ nhãn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh khác nhau như: vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi,xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhântạo. Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khômắt.Để phòng tránh bệnh khô mắt, theo thạc sĩ Cương những người làm việc nhiều trên máytính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạtgió, nhắm mắt lại vài giây khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc.Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát người bệnh nên đến khám sớm.

Tài liệu được xem nhiều: