Khoa cử nho học ở Việt Nam Khoa cử
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 175.45 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nho học có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam rất sớm, trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ II sau công nguyên. Nhưng nền giáo dục khoa cử độc lập của Việt Nam chính thức ra đời ở thời Lý từ thế kỉ XI. I. Chế độ khoa cử Nho học ở Việt Nam Nhà Lý (1010-1225) tuy rất tôn sùng đạo Phật, song đạo Phật không phải là một đạo trị nước. Vì vậy, muốn trị nước, muốn củng cố nhà nước quân chủ tập quyền, nhà Lý không thể không dựa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa cử nho học ở Việt Nam Khoa cử Khoa cử nho học ở Việt NamKhoa cử Nho học có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam rấtsớm, trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ II sau công nguyên. Nhưng nền giáo dục khoacử độc lập của Việt Nam chính thức ra đời ở thời Lý từ thế kỉ XI. I. Chế độ khoa cử Nho học ở Việt Nam Nhà Lý (1010-1225) tuy rất tôn sùng đạo Phật, song đạo Phật không phải là mộtđạo trị nước. Vì vậy, muốn trị nước, muốn củng cố nhà nước quân chủ tập quyền,nhà Lý không thể không dựa vào Nho giáo. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn miếuđể Hoàng thái tử ra đó học và khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Khoathi này có ý nghĩa rất lớn, mở đầu nền giáo dục ở Việt Nam và có tác dụng thúc đẩyviệc học trong cả nước. Như vậy, sau hơn 60 năm giành độc lập, việc thi tuyển Nhosĩ vào bộ máy nhà nước quân chủ theo một mô hình đã có sẵn từ Trung Hoa mớixuất hiện ở Việt Nam. Khoa thi đầu tiên vào năm 1075 này gọi là khoa Minh kinh bác học. Tiếp đó,chính sử còn ghi chép được 5 khoa thi vào các năm 1086 đời Lý Nhân Tông, năm1165 đời Lý Anh Tông, năm 1185 và năm 1193 đời Lý Cao Tông. Do việc học, việcthi mới hình thành nên các khoa thi thời kì này chưa định cụ thể, từ 15-20 năm mớicó một khoa thi. Số người đỗ đại khoa là 11 vị. Thời Trần (1225-1400) tiếp nối thời Lý, sớm mở khoa thi Tam giáo (năm 1227)để chọn người giỏi trong 3 giáo là Nho, Lão và Phật. Tuy nhiên, khoa thi Nho họcđầu tiên ở đời Trần được tính từ khoa thi năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời TrầnThái Tông. Từ đây bắt đầu định lệ chia người trúng tuyển làm Tam giáp. Thi Tháihọc sinh là tên gọi chính thức của kì thi đại khoa triều Trần. Đến khoa thi Đinh Mùinăm Thiên Ứng Chính Bình (1247) bắt đầu đặt danh hiệu Tam khôi để chỉ 3 ngườixuất sắc nhất trong số những người thi đỗ theo thứ bậc: Trạng nguyên, Bảng nhãn,Thám hoa. Định lệ 7 năm mở một khoa thi, nhưng lệ này chỉ thực hiện được trongmột vài khoa đầu thời Trần. Để khuyến khích việc học ở các vùng xa kinh đô, khoathi Thái học sinh năm Nguyên Phong thứ 6 (1256), triều đình cho lấy 2 Trạngnguyên, một Kinh và một Trại. Từ khoa thi năm Hưng Long thứ 12 (1304), vuaTrần Anh Tông ban thêm tên gọi Hoàng giáp để chỉ người đỗ thứ hai (Đệ nhị giáp).Năm Quang Thái thứ 9 (1396) đời vua Trần Thuận Tông, lần đầu tiên phân cấp thiHương và thi Hội, lấy năm trước thi Hương và năm sau thi Hội. Người đỗ thi Hộiđược vua cho thi (Đình thí) một bài văn sách để định cao thấp. Thời Trần lấy đỗ 61người. Có thể nói rằng thời Lý - Trần, việc học, việc thi đã được coi trọng và dầndần vào nề nếp. Triều Hồ (1400-1407) cho thi Thái học sinh khoa Canh Thìn năm Thánh Nguyênthứ nhất (1400). Năm Khai Đại thứ 2 (1404), Hồ Hán Thương định lệ 3 năm thi Hộimột lần và năm sau (1405) mở khoa thi lần 2. Số người đỗ trong 2 khoa thi này là13 vị, trong đó có Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá Việt Nam thế kỉ XV. Triều Lê sơ (1428-1527), năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), vua Lê Thái Tổ cho mởkhoa Minh kinh bác học. Năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), Lê Thái Tông khôi phục thiHương ở các đạo. Từ khoa Nhâm Tuất Đại Bảo thứ 3 (1442) chính thức gọi là khoathi Tiến sĩ. Từ năm Quang Thuận thứ 3 (1462), quy định cứ 3 năm tổ chức một khoathi, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội. Người đỗ thi Hương gọi là Hương cống.Người trúng thi Hội được vào thi Đình để phân cao thấp theo 3 giáp như thời Trần,song thêm tên gọi Cập đệ và Xuất thân. 3 người đỗ cao nhất gọi là Tam khôi. HàngĐệ nhất giáp được gọi là Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ theo thứ tự Đệ nhất danh(Trạng nguyên), Đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ tam danh (Thám hoa). Tiếp theo làhàng Nhị giáp gọi là Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tương ứng với Hoàng giáp,không phân thứ bậc). Cuối cùng là hàng tam giáp gọi là Đệ tam giáp đồng Tiến sĩxuất thân. Lệ này được duy trì suốt thời gian còn lại của triều Lê sơ và cả các triềuđại kế tiếp. Nhà Lê đã tổ chức 31 khoa thi tiến sĩ và tương đương, lấy đỗ 1.008người, trong đó có 21 vị Trạng nguyên. Nhà Mạc (1527-1592) duy trì theo chế độ nhà Lê, 3 năm mở một lần cả thiHương và thi Hội, mở đầu là khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529). Trongvòng 65 năm trị vì, nhà Mạc tổ chức được 21 khoa thi, lấy đỗ 485 Tiến sĩ. Thời Lê Trung Hưng (1553-1788), ngay trong thời kỳ củng cố căn cứ ở vùng núiThanh Hoá, nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ ở hành cung An Trường vào năm ThuậnBình thứ 6 (1554) gọi là Chế khoa. Tiếp đó đến năm Chính Trị thứ 8 (1565) mở kìthi Chế khoa thứ hai và mãi đến năm Gia Thái thứ 5 (1577) mới có khoa thứ ba. Từnăm 1580 trở đi duy trì đều đặn 3 năm tổ chức thi một lần (trừ năm 1586 không tổchức thi được). Như vậy, từ năm 1554-1592 có những năm có cả kì thi Hội của nhàMạc và của triều Lê Trung Hưng. Nhà Mạc thì tổ chức thi ở Thăng Long, còn nhàLê Trung Hưng thì tổ chức thi ở vùng Thanh Hoá. Từ năm 1595, các khoa thi Hộicủa nhà Lê Trung Hưng tiếp tục được duy trì ở kinh đô Thăng Long và thi Đìnhtheo thường lệ. Nhà Mạc lánh nạn ở Cao ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa cử nho học ở Việt Nam Khoa cử Khoa cử nho học ở Việt NamKhoa cử Nho học có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam rấtsớm, trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ II sau công nguyên. Nhưng nền giáo dục khoacử độc lập của Việt Nam chính thức ra đời ở thời Lý từ thế kỉ XI. I. Chế độ khoa cử Nho học ở Việt Nam Nhà Lý (1010-1225) tuy rất tôn sùng đạo Phật, song đạo Phật không phải là mộtđạo trị nước. Vì vậy, muốn trị nước, muốn củng cố nhà nước quân chủ tập quyền,nhà Lý không thể không dựa vào Nho giáo. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn miếuđể Hoàng thái tử ra đó học và khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Khoathi này có ý nghĩa rất lớn, mở đầu nền giáo dục ở Việt Nam và có tác dụng thúc đẩyviệc học trong cả nước. Như vậy, sau hơn 60 năm giành độc lập, việc thi tuyển Nhosĩ vào bộ máy nhà nước quân chủ theo một mô hình đã có sẵn từ Trung Hoa mớixuất hiện ở Việt Nam. Khoa thi đầu tiên vào năm 1075 này gọi là khoa Minh kinh bác học. Tiếp đó,chính sử còn ghi chép được 5 khoa thi vào các năm 1086 đời Lý Nhân Tông, năm1165 đời Lý Anh Tông, năm 1185 và năm 1193 đời Lý Cao Tông. Do việc học, việcthi mới hình thành nên các khoa thi thời kì này chưa định cụ thể, từ 15-20 năm mớicó một khoa thi. Số người đỗ đại khoa là 11 vị. Thời Trần (1225-1400) tiếp nối thời Lý, sớm mở khoa thi Tam giáo (năm 1227)để chọn người giỏi trong 3 giáo là Nho, Lão và Phật. Tuy nhiên, khoa thi Nho họcđầu tiên ở đời Trần được tính từ khoa thi năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời TrầnThái Tông. Từ đây bắt đầu định lệ chia người trúng tuyển làm Tam giáp. Thi Tháihọc sinh là tên gọi chính thức của kì thi đại khoa triều Trần. Đến khoa thi Đinh Mùinăm Thiên Ứng Chính Bình (1247) bắt đầu đặt danh hiệu Tam khôi để chỉ 3 ngườixuất sắc nhất trong số những người thi đỗ theo thứ bậc: Trạng nguyên, Bảng nhãn,Thám hoa. Định lệ 7 năm mở một khoa thi, nhưng lệ này chỉ thực hiện được trongmột vài khoa đầu thời Trần. Để khuyến khích việc học ở các vùng xa kinh đô, khoathi Thái học sinh năm Nguyên Phong thứ 6 (1256), triều đình cho lấy 2 Trạngnguyên, một Kinh và một Trại. Từ khoa thi năm Hưng Long thứ 12 (1304), vuaTrần Anh Tông ban thêm tên gọi Hoàng giáp để chỉ người đỗ thứ hai (Đệ nhị giáp).Năm Quang Thái thứ 9 (1396) đời vua Trần Thuận Tông, lần đầu tiên phân cấp thiHương và thi Hội, lấy năm trước thi Hương và năm sau thi Hội. Người đỗ thi Hộiđược vua cho thi (Đình thí) một bài văn sách để định cao thấp. Thời Trần lấy đỗ 61người. Có thể nói rằng thời Lý - Trần, việc học, việc thi đã được coi trọng và dầndần vào nề nếp. Triều Hồ (1400-1407) cho thi Thái học sinh khoa Canh Thìn năm Thánh Nguyênthứ nhất (1400). Năm Khai Đại thứ 2 (1404), Hồ Hán Thương định lệ 3 năm thi Hộimột lần và năm sau (1405) mở khoa thi lần 2. Số người đỗ trong 2 khoa thi này là13 vị, trong đó có Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá Việt Nam thế kỉ XV. Triều Lê sơ (1428-1527), năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), vua Lê Thái Tổ cho mởkhoa Minh kinh bác học. Năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), Lê Thái Tông khôi phục thiHương ở các đạo. Từ khoa Nhâm Tuất Đại Bảo thứ 3 (1442) chính thức gọi là khoathi Tiến sĩ. Từ năm Quang Thuận thứ 3 (1462), quy định cứ 3 năm tổ chức một khoathi, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội. Người đỗ thi Hương gọi là Hương cống.Người trúng thi Hội được vào thi Đình để phân cao thấp theo 3 giáp như thời Trần,song thêm tên gọi Cập đệ và Xuất thân. 3 người đỗ cao nhất gọi là Tam khôi. HàngĐệ nhất giáp được gọi là Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ theo thứ tự Đệ nhất danh(Trạng nguyên), Đệ nhị danh (Bảng nhãn), Đệ tam danh (Thám hoa). Tiếp theo làhàng Nhị giáp gọi là Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tương ứng với Hoàng giáp,không phân thứ bậc). Cuối cùng là hàng tam giáp gọi là Đệ tam giáp đồng Tiến sĩxuất thân. Lệ này được duy trì suốt thời gian còn lại của triều Lê sơ và cả các triềuđại kế tiếp. Nhà Lê đã tổ chức 31 khoa thi tiến sĩ và tương đương, lấy đỗ 1.008người, trong đó có 21 vị Trạng nguyên. Nhà Mạc (1527-1592) duy trì theo chế độ nhà Lê, 3 năm mở một lần cả thiHương và thi Hội, mở đầu là khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529). Trongvòng 65 năm trị vì, nhà Mạc tổ chức được 21 khoa thi, lấy đỗ 485 Tiến sĩ. Thời Lê Trung Hưng (1553-1788), ngay trong thời kỳ củng cố căn cứ ở vùng núiThanh Hoá, nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ ở hành cung An Trường vào năm ThuậnBình thứ 6 (1554) gọi là Chế khoa. Tiếp đó đến năm Chính Trị thứ 8 (1565) mở kìthi Chế khoa thứ hai và mãi đến năm Gia Thái thứ 5 (1577) mới có khoa thứ ba. Từnăm 1580 trở đi duy trì đều đặn 3 năm tổ chức thi một lần (trừ năm 1586 không tổchức thi được). Như vậy, từ năm 1554-1592 có những năm có cả kì thi Hội của nhàMạc và của triều Lê Trung Hưng. Nhà Mạc thì tổ chức thi ở Thăng Long, còn nhàLê Trung Hưng thì tổ chức thi ở vùng Thanh Hoá. Từ năm 1595, các khoa thi Hộicủa nhà Lê Trung Hưng tiếp tục được duy trì ở kinh đô Thăng Long và thi Đìnhtheo thường lệ. Nhà Mạc lánh nạn ở Cao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam tỉnh nghệ an nhân vật lịch sử Danh thần xứ Nghệ văn hóa tỉnh nghệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 141 0 0 -
Quyết định số 71/2012/QĐ-UBND
3 trang 77 0 0 -
69 trang 70 0 0
-
Quyết định số 73/2012/QĐ-UBND
8 trang 67 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 59 0 0 -
11 trang 57 0 0
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 55 0 0 -
11 trang 46 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 42 0 0 -
26 trang 40 0 0