Tiếp nội dung phần 1, Khoa học và công nghệ Việt Nam 2014: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; nhận thức của công chúng về khoa học và công nghệ; giải thưởng khoa học và công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học và công nghệ Việt Nam 2014: Phần 2KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2014Chương 3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ3.1. Tình hình thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển khoa họcvà công nghệ Việt Nam đến năm 2020 Theo tính toán của Bộ Khoa học và Công nghệ, việc thực hiện cácmục tiêu Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm2020 đã đạt được một số kết quả như sau: - Giá trị sản phẩm CNC và sản phẩm ứng dụng CNC/Tổng giá trị sảnxuất công nghiệp: Giá trị sản phẩm CNC và sản phẩm ứng dụng CNC có xuhướng tăng dần. Cụ thể năm 2009 đạt 18,93%, năm 2010 - 19,81% và năm2011 tăng lên 20,47%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm côngnghệ cao tăng từ 2 tỷ USD năm 2006 lên 17 tỷ USD năm 2012, gấp 8,5 lần,đã đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong sốcác nước đang phát triển. Mặc dù giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệcao của Việt Nam còn thấp, nhưng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu các sảnphẩm này cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển cũng như cácnước ASEAN khác trong giai đoạn 2006 - 2012 như Thái Lan (tăng từ 44,7tỷ USD lên 56,6 tỷ USD), Malaixia (85,6 tỷ USD giảm còn 80,4 tỷ USD),Singapo (94,3 tỷ USD lên 115,867 tỷ USD) (xem Phụ lục 5). Tuy nhiên, đểđạt được mục tiêu giá trị sản phẩm CNC và sản phẩm ứng dụng CNC đạtkhoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020, cần có quyết sáchmới và quyết tâm cao để thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển sang sử dụng CNC. - Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị: Tốc độ đổi mới công nghệ, thiếtbị có chiều hướng giảm dần trong các năm gần đây. Năm 2010 là 11,3%;năm 2011 là 10,33%; năm 2012 giảm còn 6,8%; và năm 2013 là 8%, trungbình trong giai đoạn 2010 - 2013 là 9,1%. Tình hình này phản ánh nhữngkhó khăn của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đầu tư đổi90 Chương 3. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệmới công nghệ, do bản thân đầu tư công và đầu tư xã hội đều suy giảm. Nếukhông có cơ chế chính sách khuyến khích thật sự hữu hiệu, khó có thể đảongược xu thế giảm chỉ tiêu quan trọng này để phấn đấu hoàn thành mục tiêuđề ra đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm giai đoạn2016 - 2020. - Tốc độ tăng số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sửdụng NSNN của Việt Nam tăng trung bình 15 - 20%/năm. Theo thống kê vàxếp hạng của Web of Science, Thomson Reuters, từ năm 2006 đến 2012,Việt Nam đã tăng số lượng công bố hàng năm khoảng 20%. - Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ của Việt Nam: Số đơn đăng kýsáng chế/giải pháp hữu ích trong giai đoạn 2011 - 2014 là 2.285 đơn (trongđó 1.485 đăng ký sáng chế và 800 đăng ký giải pháp hữu ích), trung bìnhhàng năm có 571 đơn đăng ký (trong đó có 371 sáng chế và 200 giải pháphữu ích). So với giai đoạn 2006 - 2010 (1.927 đơn, trong đó có 1.183 sángchế và 744 giải pháp hữu ích; trung bình năm là 385 đơn, trong đó có 237đăng ký sáng chế và 148 đăng ký giải pháp hữu ích), mức tăng trung bìnhhàng năm giai đoạn 2011 - 2014 đạt 48,3% (trong đó, đăng ký sáng chế cómức tăng 56,5% và giải pháp hữu ích tăng 35,1%). Riêng trong giai đoạn2011 -2014, tốc độ tăng trưởng đăng ký sáng chế đạt khoảng 30%, tuy cácnăm có mức tăng trưởng khác nhau. - Đầu tư xã hội cho KH&CN và đầu tư từ NSNN cho KH&CN: Tổngđầu tư từ NSNN cho KH&CN luôn đảm bảo tỷ lệ không dưới 2% tổng chiNSNN hàng năm (nếu tính cả chi cho an ninh - quốc phòng và chi choKH&CN trong dự phòng quốc gia). Trong cơ cấu chi, tỷ lệ chi dự phòng trong tổng NSNN cho KH&CNcó xu thế tăng ngày càng mạnh. Năm 2006 NSNN cho KH&CN đưa vào dựphòng chiếm 6,1% tổng dự phòng quốc gia; năm 2014 con số này tăng lên32,1%. Trong cơ cấu chi cho KH&CN từ NSNN, tỷ lệ chi thường xuyêngiảm từ 55,3% (2006) xuống còn 38,2% (2014), tỷ lệ chi đầu tư phát triểngiảm từ 38,6% xuống còn 29,7%. Xu hướng mất cân đối này gây khó khăncho việc bố trí kinh phí thực hiện các chương trình quốc gia (từ nguồn chithường xuyên), thực hiện các nhiệm vụ phát triển tiềm lực (từ chi đầu tư 91KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2014phát triển) để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Ước tính sơ bộ đầu tư xãhội cho KH&CN vào khoảng 0,87% GDP, trong đó NSNN bằng khoảng0,63% GDP. Đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt từ các doanh nghiệp cóvốn trong nước cũng ngày càng khó khăn, do kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và cơ chế khuyến khích đầu tư và sử dụngnguồn đầu tư cho KH&CN từ các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắcchưa giải quyết được. Tuy nhiên, số liệu điều tra của Tổng cục Thống kêcho thấy năm 2013 các doanh nghiệp trên cả nước đã dành khoảng 11.500 tỷđồng cho hoạt động KH&CN (trong đó: 6.927 tỷ cho NC&PT và 4.672 tỷcho đổi mới công nghệ). So với năm 2011, các doanh nghiệp trong cả nướcđã chú trọng đầu tư cho hoạt động NC&PT. - Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Theo sốliệu của cuộc Điều tra thống kê quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ tiến hành năm 2014, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ (tính theo đầu người) trên số dân của năm 2013 vào khoảng12,5 người/1 vạn dân. Tuy nhiên nếu quy đổi theo số nhân lực làm việc toànthời gian cho hoạt động NC&PT (FTE) thì số lượng cán bộ nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ của Việt Nam chỉ đạt 7 người/1 vạn dân. - Mục tiêu về tổ chức KH&CN: Cho đến nay, đã hoàn tất việc xâydựng tiêu chí lựa chọn, đánh giá, xác định lộ trình đảm bảo mục tiêu đếnnăm 2015 hình thành 30 và đến năm 2020 hình thành 60 tổ chức NCCB vàứng dụng, đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết nhữngvấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với KH&CN. - Mục tiêu về số cơ sở ươm tạo CNC và doanh nghiệp: Chiến lược đặtmục tiêu đến năm 2015 hình thành được 30 cơ sở. Cho đến nay đã có dựthảo quy hoạch 30 cơ sở để xâ ...