Danh mục

Công nghệ Việt Nam 2014: Phần 1

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.68 MB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Ebook Khoa học và công nghệ Việt Nam 2014: Phần 1" Trình bày đổi mới quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam trong năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ Việt Nam 2014: Phần 1 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2014 2 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA HäC Vµ C¤NG NGHÖ VIÖT NAM 2014 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT Hà Nội - 2015 3 CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA BAN BIÊN SOẠN TS. Lê Xuân Định (Chủ biên) ThS. Đào Mạnh Thắng ThS. Lê Thị Khánh Vân ThS. Vũ Anh Tuấn ThS. Võ Thu Hà ThS. Đặng Bảo Hà ThS. Nguyễn Lê Hằng KS. Nguyễn Mạnh Quân ThS. Phùng Anh Tiến KS. Tào Hương Lan ThS. Nguyễn Hồng Hạnh 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CBNC cán bộ nghiên cứu CGCN chuyển giao công nghệ CNC công nghệ cao CNTT công nghệ thông tin CSDL cơ sở dữ liệu ĐMST đổi mới sáng tạo ĐTPT đầu tư phát triển KH&CN khoa học và công nghệ KHKT khoa học kỹ thuật KHTN khoa học tự nhiên KHXH khoa học xã hội KHXH&NV khoa học xã hội và nhân văn KT-XH kinh tế - xã hội LHHVN Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam NC&PT nghiên cứu và phát triển NCCB nghiên cứu cơ bản NSNN ngân sách nhà nước PTNTĐ phòng thí nghiệm trọng điểm QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia SHCN sở hữu công nghiệp SHTT sở hữu trí tuệ SNKH sự nghiệp khoa học TCĐLCL Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng TCVN Tiêu chuẩn quốc gia XHCN xã hội chủ nghĩa 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH APAN Mạng tiên tiến châu Á - Thái Bình Dương Asia-Pacific Advanced Network APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Cooperation ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GERD tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển Gross Domestic Expenditures on Research and Development IAEA Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế International Atomic Energy Agency GDP tổng sản phẩm trong nước Gross Domestic Products NAFOSTED Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia National Foundation for Science and Technology Development NATIF Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia National Technology Innovation Fund OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Organization for Economic Cooperation and Development ODA viện trợ phát triển chính thức Official Development Assistance TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Technical Barriers to Trade TEIN Mạng thông tin liên châu lục Á-Âu Trans-Eurasia Information Network TFP năng suất của các yếu tố tổng hợp Total Factor Productivity UNESCO Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 6 World Trade Organization LỜI NÓI ĐẦU uộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với bước tiến C như vũ bão diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi để các nước, nhất là các nước đang phát triển, tranh thủ và đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Trong khi đó, bối cảnh trong nước cho thấy chỉ số kinh tế tri thức còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tốc độ đổi mới công nghệ và tỷ trọng giá trị gia tăng thấp; mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo đã không còn thích hợp. Để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện các mục tiêu chiến lược về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta phải lựa chọn con đường phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế tri thức. Các cơ chế quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới, hướng vào phát huy hiệu quả, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Để thể chế hóa Nghị quyết 20-NQ/TW và các quy định của Luật khoa học và công nghệ năm 2013, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bao gồm các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đã được ban hành trong năm 2014. Trong thời gian qua, khoa học và công nghệ của nước ta đã đạt được những kết quả tích cực: tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ. Nhiều thành tựu 7 khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thông tin, xây dựng... Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được tiếp tục hoàn thiện; hoạt động xúc tiến hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh. Để khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, Việt Nam cần phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ; tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, hướng tới mục tiêu đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 2% GDP vào năm 2020. Các chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, thu hút nguồn nhân lực và chuyên gia quốc tế tham gia vào các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: