Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nêu tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động bán hàng đa cấp. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Phân tích tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua ví dụ điển hình của công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Giải pháp nâng cao chầt lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Uyên Lớp : Trung 2 Khoá : K43G - KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Thị Thu Giang Hà Nội – Tháng 06/200 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhu cầu về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đang ngày càng trở nên cấp thiết. Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp mà còn là động lực cơ bản để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một quốc gia. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta đang gặp rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tình trạng thể lực suy yếu kéo dài trong một thời gian dài, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật không đáp ứng nổi những đòi hỏi đặt ra của xã hội là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc. Bán hàng đa cấp ra đời và phát triển trong gần một thế kỷ qua đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Không những thế ngành nghề này còn đem lại những đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách và khai thác những khả năng tiềm ẩn của con ngƣời. Thực hiện đề tài khóa luận mang tên: “Tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam”, ngƣời viết mong muốn tìm ra giải pháp để nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua việc học hỏi tiếp thu một phƣơng thức kinh doanh tiến bộ trên thế giới. Bố cục đề tài gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về chất lƣợng nguồn nhân lực và hoạt động bán hàng đa cấp. Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam và tình hình phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Chƣơng 3: Phân tích tác động của hoạt động bán hàng đa cấp đến chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua ví dụ điển hình của công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam cùng với việc phát triển hoạt động bán hàng đa cấp. Đề tài đƣợc lựa chọn tuy còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm song giá trị thực tiễn không nhỏ bởi ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời điểm nào vấn đề phát triển con ngƣời đều đáng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đã từng hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, ngƣời viết tin tƣởng chắc chắn rằng đây là một mô hình kinh doanh có phạm vi tác động khá rộng, mức độ tác động tƣơng đối sâu sắc không chỉ đối với cá nhân những ngƣời làm việc chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân ngƣời viết có thêm cơ sở lý luận xác đáng hơn đồng thời cũng phản ảnh phần nào những kết quả thu đƣợc qua quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Đào Thị Thu Giang khoa quản trị kinh doanh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế cũng nhƣ toàn thể cán bộ, giáo viên trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu và viết khoá luận. Hà Nội, tháng 6 năm 2008 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm nguồn nhân lực Mỗi quốc gia trên thế giới có một quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Chính vì thế khái niệm về nguồn nhân lực cũng rất đa dạng. Theo từ điển thuật ngữ của Pháp: “ Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm.” Nhƣ vậy theo ngƣời Pháp, những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhƣng không có mong muốn làm việc thì cũng không đƣợc tính vào nguồn nhân lực của xã hội. Ngƣợc lại, ngƣời Úc lại quan niệm “ Nguồn nhân lực xã hội đƣợc xác định là tất cả những ngƣời bƣớc vào tuổi lao động trở lên, có khả năng lao động.” Nhƣ vậy, điểm khác nhau căn bản giữa ngƣời Úc và ngƣời Pháp chính là độ tuổi và nhu cầu, mong muốn của ngƣời lao động. Đối với ngƣời Úc không có giới hạn trên cho độ tuổi lao động. Một ngƣời cho dù có muốn làm việc hay không chỉ cần bƣớc vào tuổi lao động là đƣợc tính vào nguồn nhân lực của xã hội. Còn ở Việt Nam nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nƣớc hay một địa phƣơng sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Theo khái niệm này, nguồn nhân lực mang nghĩa rất rộng, nó bao gồm toàn bộ dân cƣ của một nƣớc hoặc một địa phƣơng không phân biệt lao động đƣợc phân bố vào ngành nghề nào, lĩnh vực hay khu vực nào. Tóm lại, cho dù hiểu theo cách nào thì nguồn nhân lực của một quốc gia cũng phản ánh những đặc điểm quan trọng sau:  Nguồn nhân lực là nguồn lực về con ngƣời.  Nguồn nhân lực là một bộ phận dân cƣ gắn liền với nguồn cung lao động.  Nguồn nhân lực phản ánh phần nào khả năng lao động của xã hội (về trình độ phát triển cũng nhƣ sự tiến bộ của xã hội đó). 2. Chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đƣợc xác định bởi số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân cƣ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Số lƣợng nguồn nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Ví dụ: Nguồn nhân lực có bao nhiêu ngƣời, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số, tăng trƣởng bao nhiêu phần trăm một năm. Số lƣợng nguồn nhân lực đông đảo cũng đƣợc xem là một lợi t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: