Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 719.41 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch nhằm nghiên cứu một số vấn đề về lễ hội Công giáo tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm khai thác giá trị của văn hóa lễ hội Công giáo và những định hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch LỜI CẢM ƠN Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã, đang không ngừng phát triển và đi lên. Với sự hỗ trợ từ các trang thiết bị dạy học hiện đại các thầy cô đã không những cung cấp, truyền đạt cho chúng em những kiến thức rộng lớn về du lịch, mà còn bao gồm cả những kinh nghiệm sống. Các thầy cô đã giúp chúng em tự tin hơn, không bỡ ngỡ với công việc, cuộc sống sau khi ra trường. Để bài khóa luận được hoàn thành, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa Văn hóa Du lịch Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã nhiệt tình giảng dạy cho chúng em trong suốt thời gian học vừa qua, để em có đủ kiến thức lý thuyết phục vụ cho quá trình làm khóa luận. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Th.S Vũ Thị Thanh Hương. Người đã hướng dẫn chu đáo cho em từ khâu đọc tài liệu, xác định đề tài, viết đề cương nghiên cứu và sửa chữa những thiếu sót trong bài khóa luận của em. Bên cạnh đó cô đã tạo điều kiện thận lợi và có nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thành khóa luận đúng thời hạn và rút ra nhiều nhận định trong nghiên cứu. Do nguồn số liệu, tài liệu và khả năng của em có giới hạn nên bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để em có thể rút ra nhiều bài học quý giá. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Thu Hương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội và tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó có 6 tôn giáo lớn là Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Hồi giáo với hàng chục triệu tín đồ. Công giáo là một trong hai tôn giáo lớn nhất ở nước ta được du nhập từ ngoài vào, đã ít nhiều chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá Việt Nam. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo. Nghi lễ và lễ hội bao giờ cũng là những yếu tố quan trọng có tính phổ biến góp phần tạo thành một tôn giáo. Tôn giáo không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà còn làm cho văn hoá các dân tộc được bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tín ngưỡng, lễ hội Công giáo đã tô đượm cho văn hoá dân tộc nhiều sắc màu. Các cơ sở thờ tự của Công giáo thường là nơi diễn ra nghi lễ của tín đồ Công giáo, đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá tâm linh. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo.Trong đó lễ hội Công giáo góp phần quan trọng giải yếu tố đơn nguyên văn hóa Công giáo mà các giáo sĩ ngoại quốc tìm mọi biện pháp duy trì. Nó làm cho tín đồ Công giáo người Việt Nam thực sự sống đạo bằng tâm linh, nếp nghĩ, lối ứng xử của mình. Lễ hội Công giáo đã góp phần mở rộng không gian, thời gian thực và ảo cho mỗi tín đồ, mỗi cộng đoàn tín đồ. Lễ hội Công giáo góp một phần quan trọng hun đúc đức tin người Công giáo , truyền tải nội dung Công giáo. Nó làm cho bộ phận cư dân Việt Nam- Công giáo không những được củng cố mà còn góp phần liên kết cộng đồng cư dân Việt Nam- Công giáo không còn là “ vật lạ” trong cộng đồng dân tộc. Chính vì những lí do trên, em đã quyết định chọn để tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch làm khóa luận tốt nghiệp. Mục đích của khóa luận là nghiên cứu một số vấn đề về lễ hội Công giáo tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm khai thác giá trị của văn hóa lễ hội Công giáo và những định hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là một số vấn đề về lễ hội Công giáo, đặc biệt là những giá trị của văn hóa lễ hội Công giáo và những định hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nêu bật những vấn đề lí luận, đồng thời sử dụng những kết quả từ việc khảo sát thực tế để chứng minh. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và kết luận, Bài khóa luận gồm 3 chương chính: Chương 1. Công giáo và văn hóa Việt Nam. Chương 2. Lễ hội Công giáo. Chương 3. Định hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo CHƢƠNG 1 CÔNG GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1.Quá trình hội nhập văn hóa Kitô giáo với các nền văn hóa thế giới 1.1 Tại một số nước Châu Âu Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa được gọi chung là Kitô giáo. nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích, phụng vụ .v.v Ki tô giáo bị phân chia thành 3 nhánh chính Công giáo, Chính Thống giáo và Tin lành. Hội nhập văn hóa Ki Tô giáo chính là các hình thức truyền bá phúc âm, thực hiện nghi lễ và lối sống đạo sao cho phù hợp với đặc thù văn hóa một cộng đồng người, văn hóa một quốc gia, trên cơ sở đó mà sản sinh ra những giá trị văn hóa mới bồi trúc cho văn hóa cộng đồng người, văn hóa một quốc gia và cả văn hóa Ki Tô giáo, nhưng cả hai đều không mất đi căn tính của mình thì trong quá trình phát triển Ki Tô giáo đã có nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: