Thông tin tài liệu:
Khai mạc Khoảnh khắc bị lãng quên của Phạm Thái Bình diễn ra vào 17h Chủ nhật, 11. 3. 2012, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đúng hôm Hà Nội đang trở lạnh, nên trước khi đi tôi cứ nghĩ, không biết một triển lãm với cái tên hơi “cũ” như vậy có hấp dẫn các củ nghệ nhà mình đến xem không?.Đến sớm, nhảy vào xem ngay. Có hai phòng trưng bày. Đây là phòng trưng bày 1..Còn đây là phòng số 2 của triển lãm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHOẢNH KHẮC BỊ LÃNG QUÊN: Nhiều bạn trẻ và nhiều cây đaKHOẢNH KHẮC BỊ LÃNG QUÊN: Nhiều bạn trẻ và nhiều cây đaKhai mạc Khoảnh khắc bị lãng quên của Phạm Thái Bình diễn ra vào17h Chủ nhật, 11. 3. 2012, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đúng hômHà Nội đang trở lạnh, nên trước khi đi tôi cứ nghĩ, không biết một triểnlãm với cái tên hơi “cũ” như vậy có hấp dẫn các củ nghệ nhà mình đếnxem không?Đến sớm, nhảy vào xem ngay. Có hai phòng trưng bày. Đây là phòngtrưng bày 1.Còn đây là phòng số 2 của triển lãm.Có khá nhiều người đến sớm trước giờ khai mạc. Được biết có ngườiđến từ 15h để giúp tác giả chuẩn bị cho triển lãm (sao đến 15h mà vẫncòn phải chuẩn bị thế nhỉ? Tưởng phải xong từ hôm trước rồi chứ?).Lại thấy ở một góc, có nhạc sĩ Phạm Quang Trần Minh đang chỉnhnhạc điện tử. Hóa ra trước đó tác giả Phạm Thái Bình tình cờ hỏi nhạcsĩ Trần Minh xem có nhạc gì về dân tộc để làm nền cho triển lãmkhông, Trần Minh mới đề nghị nếu vậy anh sẽ chơi nhạc cho…Trước giờ triển lãm, đã thấy kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đang nóichuyện với tác giả Phạm Thái Bình.Có nhà điêu khắc Lê Thị Hiền (áo bò xanh).Họa sĩ Thành Chương đang chăm chú xem tác phẩm.Họa sĩ Lê Thiết Cương thì chăm chú đọc statement của triển lãm có tên“Tôi là một người may mắn”.Nghệ sĩ Vũ Kim Thư (đeo kính) đi cùng thầy giáo Lê Huy Văn. (Cảmơn Phạm Huy Thông đã bổ sung giúp.)Có cả họa sĩ Hiếu “Mường” đang vui vẻ trò chuyện với nhạc sĩ PhạmQuang Trần Minh.Giám đốc bảo tàng là nhà điêu khắc Phan Văn Tiến đứng cạnh tác giảPhạm Thái Bình đang kí tặng cho khách.Lại có nhiều người chọn đứng ngoài sân đợi đến giờ khai mạc: nhà phêbình Phan Cẩm Thượng (để râu), cạnh là họa sĩ Trịnh Tuân (đội mũ),điêu khắc gia Lương Văn Việt (quấn khăn rằn) và một bạn trẻ nhìnkhông rõ mặt.Lạ một cái là triển lãm nào ở bảo tàng cũng đông khách một cách đặcbiệt, và nhiều khách “xịn” nữa. Hôm nay không thấy cái bục diễn vănnhư mọi khi, chỉ thấy micro đặt ngay cửa vào phòng triển lãm. Như thếcũng rộng hơn, thoáng, sáng hơn và cũng “thanh niên” hơn.Khai mạc. Đầu tiên là kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, phó chủ tịch hộikiến trúc sư Việt Nam, lên phát biểu: “Hôm nay tôi có mặt ở đây chỉ làHoàng Đạo Kính thôi. Như một người xem triển lãm. Trước hôm naytôi chưa hề biết Phạm Thái Bình là ai, nhưng sau khi xem những tácphẩm tôi thực sự bị ấn tượng. Với một ngành nghề như kiến trúc,không hề mềm mượt như hội họa hay điêu khắc, vậy mà tôi cảm thấysự mượt mà trong các tác phẩm của anh. Cách thể hiện không bị rậpkhuôn, anh đã chọn một con đường riêng, nhìn vào đó có thể thấy sựphát triển trong nghệ thuật. Nhìn vào tác phẩm của anh, tôi mong mọingười tìm thấy một phần của mình trong đó.” Chỉ duy nhất có một điềukiến trúc sư Hoàng Đạo Kính không thích, đó là cái tên “Khoảnh khắcbị lãng quên”. Theo ông, cuộc sống vẫn đang tiếp diễn đấy chứ, sao lại“bị lãng quên” được.Sau đó đến nhà điêu khắc Lê Thị Hiền lên phát biểu, chị nói: “Triểnlãm cho thấy một cách làm việc thực sự chuyên nghiệp. Chuyên nghiệptừ cách chọn chất liệu phù hợp, cách thiết kế bục bệ cho đến cách tháolắp tác phẩm, hoàn toàn thuận lợi cho việc chuyên chở. Anh Bình cóphong cách rất riêng, rất nhất quán. Đây là một triển lãm nghiêm túckhiến người xem cảm giác được tôn trọng.Sau đó tác giả Phạm Thái Bình lên cảm ơn các bạn, các đồng nghiệp,các học trò đã đến chia vui với anh ngày hôm nay. Rồi anh mời mọingười tiếp tục vào xem các tác phẩm.Và sau đây là một số tác phẩm trong triển lãm:“Ôi nó nhắn tin bỏ tao rồi”- đồng mạ - 20 x 40cm“Lợn con đem bán” – đồng mạ - 55 x 30cm“Say chưa mày”- composit phủ sơn mài – 42 x 42cm“Say mèm”- composit phủ sơn mài – 36 x 55cm“Xe ôm” – đồng mạ - 40 x 29cm“Cướp vợ đêm trăng”- đồng mạ -120 x 46cm“Âm thanh của núi”- composit phủ sơn mài – 40 x 70cm“Ưng tao chưa mày” – composit phủ sơn mài – 50 x 45cm“Dân chơi phố huyện” - đồng mạ - 52 x 42cm“Rước vợ bằng công nông” – composit phủ sơn mài – 110 x 38cm“Bánh xe tuổi thơ” – đồng mạ - 24 x 38cmTác phẩm “Xuống chợ” – đồng mạ. Là tác phẩm lớn nhất trong triểnlãm và được nhiều người xem nhất.Chi tiết của “Xuống chợ”. Có rất nhiều nét biểu cảm trên khuôn mặtcác nhân vật. Có người vừa đạp xe vừa nghe điện thoại. ...