Danh mục

Khoảnh khắc khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Raymond Carver

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.83 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Raymond Carver (1939 – 1988), nhà văn Mỹ được xem là người có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Dẫu còn nhiều tranh cãi về khuynh hướng viết văn của ông nhưng không thể phủ nhận rằng, kiểu nhân vật trung tâm bị phá vỡ so với truyền thống là một trong những biểu hiện rất đặc trưng của lối viết mới, đem lại sự cộng hưởng và nhập cuộc đầy hứng khởi cho bạn đọc đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảnh khắc khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Raymond Carver JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 50-55 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnKHOẢNH KHẮC KHAI NGỘ VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh Khoa Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Raymond Carver (1939 – 1988), nhà văn Mỹ được xem là người có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Dẫu còn nhiều tranh cãi về khuynh hướng viết văn của ông nhưng không thể phủ nhận rằng, kiểu nhân vật trung tâm bị phá vỡ so với truyền thống là một trong những biểu hiện rất đặc trưng của lối viết mới, đem lại sự cộng hưởng và nhập cuộc đầy hứng khởi cho bạn đọc đương đại. Trong đó, việc tạo nên những khoảnh khắc để nhân vật khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm là những nét làm nên dấu ấn riêng cho truyện ngắn của Carver. Từ khóa: Raymond Carver, khoảnh khắc khai ngộ, dịch chuyển nhân vật trung tâm.1. Mở đầu Với hơn 70 truyện ngắn được ấn hành, cái tên Raymond Carver không còn xa lạ với bạn đọc.Từ tập truyện đầu tay Em làm ơn im đi được không?, Raymond Carver đã “thổi một luồng gió mớivào thế giới truyện ngắn Mỹ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức” (PhiladelphiaInquire) [3], đến tập truyện Mình nói gì khi mình nói chuyện tình - “một cuốn sách ngụ ngôn chocả thập kỉ này” (Jayne Anne Phillip) [2] và tập truyện Thánh đường “đã xây dựng danh tiếng chotác giả của nó như một trong những giọng văn mới độc đáo nhất của thể loại hư cấu từng xuấthiện trên nước Mỹ trong suốt nhiều năm qua” (Bill Buford) [4] gần đây nhất cũng đã có mặt ởViệt Nam. Xuyên suốt trong các tập truyện ấy, chúng tôi nhận thấy nguyên tắc phi trung tâm chiphối nhất quán đến cách xây dựng nhân vật của Carver, từ việc nhân vật khai ngộ cho đến sự dịchchuyển vai trò trung tâm của các nhân vật. Từ đó, độc giả nhập cuộc và cộng hưởng theo nhiềucách khác nhau tạo nên nhiều “rễ chùm” cho chủ đề của truyện.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khoảnh khắc khai ngộ Truyện của Carver thường được chú ý nhiều vào những chi tiết, khoảnh khắc. Đây là điểmnhấn cho toàn bộ diện mạo câu chuyện. Nhà văn ít chú tâm mô tả quá trình, diễn biến mà thườngdừng lại ở một thời khắc nào đó để các nhân vật “ngộ” ra, nhận diện hoặc loé lên những suy nghĩ,Ngày nhận bài 11/10/2013. Ngày nhận đăng 25/01/2014.Liên lạc Nguyễn Thị Hạnh, e-mail: hanh-thanh @yahoo.com50 Khoảnh khắc khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm trong truyện ngắn ...nhận thức mới. Những suy nghĩ được “khai ngộ” tưởng chừng đóng vai trò trung tâm để nhân vậtvận động và thay đổi, đồng thời góp phần xác lập vị trí trung tâm cho nhân vật song dường nhưkhông phải. Bởi lẽ, sau mỗi “khoảnh khắc” ấy, nhân vật được “khai ngộ” bằng nhận thức còn hànhđộng lại mang tính bỏ ngỏ, khó xác định liệu rằng nhân vật sẽ đổi thay? Khoảnh khắc khai ngộ của các nhân vật trong các truyện có thể được tạo ra từ đầu truyệnvà nối dài đến cuối truyện, nhưng cũng có thể “khai ngộ” ở những dòng sau chót của truyện. Tôi thấy được những thứ nhỏ nhặt nhất ghi nhận khoảnh khắc “tôi đang nằm trên giườngthì nghe tiếng cổng” và “một vầng trăng to tướng lơ lửng trên rặng núi chạy quanh thành phố. Mặttrăng màu trắng và chi chít sẹo”. Thanh âm cùng ánh trăng đã khơi gợi trong “tôi” những cảm giáckhác lạ. Ban đầu là “tiếng Cliff thở nghe rất kinh khủng” và sau đó là sự liên tưởng đến “thứ gì đómắc kẹt và nhỏ dãi dớt trong ngực hắn. . . Nó khiến “tôi” nghĩ đến những thứ Sam Lawton rắc bộtlên. Trong một phút tôi nghĩ đến thế giới bên ngoài ngôi nhà này. . . ”. Sống với Cliff bấy lâu nhưng “tôi” có vẻ an bài và chấp nhận. Khoảnh khắc của nhữngthanh âm và màu sáng trắng của ánh trăng soi rọi đã giúp “tôi” thấy được “những thứ nhỏ nhặtnhất”. Cảm giác ghê khiếp tiếng thở của người bạn đời và sự liên hệ những dãi dớt trong ngực hắnta với dãi dớt của đám sên mà tối tối, anh bạn hàng xóm Sam thường rắc vôi bột lên để tiêu diệt“bọn đểu đó”, “cái có thể gây nên tội ác”. Tất cả điều đó đưa đến kết luận cuối cùng rằng “trongmột phút, tôi nghĩ đến thế giới bên ngoài ngôi nhà này. . . ”. Nhà văn kết thúc ở thời khắc “tôi”khai ngộ. Liệu “tôi” có tìm ra được một thế giới bên ngoài tốt đẹp hơn không, điều đó dường nhưkhông quan trọng. Quan trọng là lần đầu tiên “tôi” nhận thức ra sự bẩn thỉu đáng ghê tởm trongngôi nhà này, một cuộc sống dù không được nhà văn mô tả và gọi tên cụ thể nhưng chỉ cần qua chitiết “tôi thức” đối lập với “Cliff ngủ”, “Tôi lay nhẹ Cliff” đối lập với việc “hắn chẳng bận tâm”,“tôi ra ngoài trong đêm khuya còn hắn ta vẫn say sưa ngủ chẳng mảy may biết gì cũng đủ gợi rađộ vênh lớn trong sự hoà nhịp tinh thần. “Tôi” nhạy cảm và cam chịu bê ...

Tài liệu được xem nhiều: