Các kiểu loại nhân vật mảnh vỡ trong truyện ngắn Raymond Carver
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 258.53 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver (1939 - 1988) và nhận thấy, có ba kiểu nhân vật mảnh vỡ xuyên suốt: mảnh vỡ bất an, tuyệt vọng; mảnh vỡ tật bệnh; và mảnh vỡ khát khao đổi đời. Và nếu tổ hợp những nhân vật mảnh vỡ ấy lại thành một hình ghép lớn hơn, nó có xu hướng trở thành biểu tượng trung tâm mới cho con người Mỹ thế kỷ XX, thay thế cho kiểu nhân vật vốn từng là trung tâm của nước Mỹ trước kia (những chính trị gia, những nhà lãnh đạo, những doanh nhân thành đạt…). Từ đó chứng tỏ rằng, nhân vật của Carver chịu sự chi phối mạnh mẽ của nguyên tắc phi trung tâm trong văn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các kiểu loại nhân vật mảnh vỡ trong truyện ngắn Raymond Carver TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT MẢNH VỠ TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver (1939 - 1988) và nhận thấy, có ba kiểu nhân vật mảnh vỡ xuyên suốt: mảnh vỡ bất an, tuyệt vọng; mảnh vỡ tật bệnh; và mảnh vỡ khát khao đổi đời. Và nếu tổ hợp những nhân vật mảnh vỡ ấy lại thành một hình ghép lớn hơn, nó có xu hướng trở thành biểu tượng trung tâm mới cho con người Mỹ thế kỷ XX, thay thế cho kiểu nhân vật vốn từng là trung tâm của nước Mỹ trước kia (những chính trị gia, những nhà lãnh đạo, những doanh nhân thành đạt…). Từ đó chứng tỏ rằng, nhân vật của Carver chịu sự chi phối mạnh mẽ của nguyên tắc phi trung tâm trong văn học. Từ khóa: Nhân vật, phi trung tâm, mảnh vỡ, hậu hiện đại. 1. MỞ ĐẦU Gần như lật giở bất kì truyện ngắn nào của Raymond Carver, với nghệ thuật phi trung tâm nhân vật, người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự tan vỡ về nhân vật toàn vẹn, nhất thể trong hệ thống các sáng tác của nhà văn. Nhân vật của Carver không tồn tại như một tổng thể mà là những mảnh vỡ: bất an, tuyệt vọng; tật bệnh; và khát khao đổi đời (theo hai hướng hoặc bế tắc hoặc tìm về cái bình thường, giản dị). Đằng sau thao tác lắp ghép và kết nối những mảnh vỡ ấy, thực tiễn cuộc sống, do vậy được tri nhận lại khả tiến hơn. 2. NỘI DUNG Mảnh vỡ (fragmentation/fragment) vốn là một khuynh hướng sáng tác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. “Theo nghĩa rộng hơn, mảnh vỡ là biểu hiện của xu hướng phân mảnh hóa văn bản” [5]. “Bản thân mảnh vỡ cũng mang trong nó nội hàm của sự phi trung tâm” [2; tr.76]. Sau này, nó còn được dùng để chỉ một đặc điểm nổi bật về sự phân mảnh, ghép mảnh các phương diện nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn… trong nghiên cứu và phê bình văn học hậu hiện đại. Khi đề cập đến nhân vật mảnh vỡ, tác giả luận án Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morison cho rằng: Đó là kiểu nhân vật phản truyền thống, nhân vật bị phá bỏ, đối lập hoàn toàn với sự trọn vẹn của nó trong quá khứ. Nhân vật mảnh vỡ là những mảnh rời, vụn vỡ, mâu thuẫn, tan rã, không liên kết... là tiếng nói của một thế giới phi tâm, hỗn độn [6]. Theo chúng tôi, nhân vật mảnh vỡ là sự cắt mảnh, phân mảnh nhân vật thành 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 62 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 nhiều kiểu dạng khác nhau, không tồn tại nguyên phiến, không có một bản lí lịch hoàn chỉnh. Và chân dung con người chỉ có thể tạm tái hiện được sau khi đã lắp ghép, kết nối các miếng ghép riêng lẻ, rời rạc với nhau, nhiều khi cần đến cả khả năng tư duy đặc biệt trong sự xâu chuỗi của bạn đọc, hoặc vĩnh viễn không bao giờ có thể tạo dựng được một chân dung trọn vẹn về nhân vật. Nhân vật của Carver thường là sự pha trộn những mảnh vỡ đồng chất (cùng dạng): mảnh vỡ bất an, hoài nghi, tuyệt vọng hoặc là sự pha trộn của xung đột (đan bện giữa ám ảnh tật bệnh và khát khao đổi đời, giữa hy vọng và ảo tưởng). Tiến hành khảo sát các tập truyện Em làm ơn im đi được không?, Mình nói chuyện gì khi nói chuyện tình, và Thánh đường, chúng tôi nhận thấy nhân vật của Raymond Carver được hiện diện qua ba kiểu dạng sau: 2.1. Nhân vật là những mảnh vỡ bất an, tuyệt vọng Nếu trước kia, nhân vật bất an hay tuyệt vọng thường gắn liền với vấn đề mưu sinh, khó khăn về kinh tế thì giờ đây, ở thế kỉ XX, Raymond Carver trưng ra một hiện tồn mới rất đặc trưng cho cuộc sống hiện đại Mỹ. Con người hoài nghi, bất an, tuyệt vọng trước “một nước Mỹ hậu công nghiệp, một nước Mỹ ngập ngụa trong tàn bạo, nhàm chán, trong sự tầm thường ê chề, một nước Mỹ đã đánh mất sự ngây thơ của mình, đồng thời mất luôn cả khả năng đón nhận hạnh phúc. Truyện ngắn của Carver tựa như những mẫu giáo khoa về phân huỷ…” [Dương Tường]. Ở nhóm nhân vật này (chiếm 27/51 truyện), chủ yếu Carver bàn đến kiểu con người mang tâm trạng bất an tuyệt vọng do hai nguyên nhân chính: họ là nạn nhân của bi kịch gia đình hoặc vấn nạn thất nghiệp và Carver chỉ gợi mở thông tin về nhân vật ở tình trạng mảnh vỡ này. Nghĩa là họ vĩnh viễn chỉ là một lát cắt trích ngang trong bản lí lịch thiếu toàn vẹn. Điểm chung nổi bật trong nghệ thuật xây dựng kiểu loại nhân vật này là hầu hết số phận nhân vật đều gắn liền với thời gian hiện tại và không gian của nước Mỹ ngập ngụa những bế tắc, phân hủy. Đó là thời điểm họ đang phải đối mặt với mặt tối của nước Mỹ thời Reagan. Đọc truyện của Carver, thời gian của hiện tại gắn liền với vấn nạn thất nghiệp hay nguy cơ bị sa thải, mất việc. Tính chất hiện tại càng làm tăng mức độ khắc nghiệt của vấn nạn, nguy cơ mất việc và mất cuộc sống hạnh phúc bình dị nhất có thể xảy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các kiểu loại nhân vật mảnh vỡ trong truyện ngắn Raymond Carver TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT MẢNH VỠ TRONG TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver (1939 - 1988) và nhận thấy, có ba kiểu nhân vật mảnh vỡ xuyên suốt: mảnh vỡ bất an, tuyệt vọng; mảnh vỡ tật bệnh; và mảnh vỡ khát khao đổi đời. Và nếu tổ hợp những nhân vật mảnh vỡ ấy lại thành một hình ghép lớn hơn, nó có xu hướng trở thành biểu tượng trung tâm mới cho con người Mỹ thế kỷ XX, thay thế cho kiểu nhân vật vốn từng là trung tâm của nước Mỹ trước kia (những chính trị gia, những nhà lãnh đạo, những doanh nhân thành đạt…). Từ đó chứng tỏ rằng, nhân vật của Carver chịu sự chi phối mạnh mẽ của nguyên tắc phi trung tâm trong văn học. Từ khóa: Nhân vật, phi trung tâm, mảnh vỡ, hậu hiện đại. 1. MỞ ĐẦU Gần như lật giở bất kì truyện ngắn nào của Raymond Carver, với nghệ thuật phi trung tâm nhân vật, người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự tan vỡ về nhân vật toàn vẹn, nhất thể trong hệ thống các sáng tác của nhà văn. Nhân vật của Carver không tồn tại như một tổng thể mà là những mảnh vỡ: bất an, tuyệt vọng; tật bệnh; và khát khao đổi đời (theo hai hướng hoặc bế tắc hoặc tìm về cái bình thường, giản dị). Đằng sau thao tác lắp ghép và kết nối những mảnh vỡ ấy, thực tiễn cuộc sống, do vậy được tri nhận lại khả tiến hơn. 2. NỘI DUNG Mảnh vỡ (fragmentation/fragment) vốn là một khuynh hướng sáng tác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. “Theo nghĩa rộng hơn, mảnh vỡ là biểu hiện của xu hướng phân mảnh hóa văn bản” [5]. “Bản thân mảnh vỡ cũng mang trong nó nội hàm của sự phi trung tâm” [2; tr.76]. Sau này, nó còn được dùng để chỉ một đặc điểm nổi bật về sự phân mảnh, ghép mảnh các phương diện nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn… trong nghiên cứu và phê bình văn học hậu hiện đại. Khi đề cập đến nhân vật mảnh vỡ, tác giả luận án Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morison cho rằng: Đó là kiểu nhân vật phản truyền thống, nhân vật bị phá bỏ, đối lập hoàn toàn với sự trọn vẹn của nó trong quá khứ. Nhân vật mảnh vỡ là những mảnh rời, vụn vỡ, mâu thuẫn, tan rã, không liên kết... là tiếng nói của một thế giới phi tâm, hỗn độn [6]. Theo chúng tôi, nhân vật mảnh vỡ là sự cắt mảnh, phân mảnh nhân vật thành 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 62 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 nhiều kiểu dạng khác nhau, không tồn tại nguyên phiến, không có một bản lí lịch hoàn chỉnh. Và chân dung con người chỉ có thể tạm tái hiện được sau khi đã lắp ghép, kết nối các miếng ghép riêng lẻ, rời rạc với nhau, nhiều khi cần đến cả khả năng tư duy đặc biệt trong sự xâu chuỗi của bạn đọc, hoặc vĩnh viễn không bao giờ có thể tạo dựng được một chân dung trọn vẹn về nhân vật. Nhân vật của Carver thường là sự pha trộn những mảnh vỡ đồng chất (cùng dạng): mảnh vỡ bất an, hoài nghi, tuyệt vọng hoặc là sự pha trộn của xung đột (đan bện giữa ám ảnh tật bệnh và khát khao đổi đời, giữa hy vọng và ảo tưởng). Tiến hành khảo sát các tập truyện Em làm ơn im đi được không?, Mình nói chuyện gì khi nói chuyện tình, và Thánh đường, chúng tôi nhận thấy nhân vật của Raymond Carver được hiện diện qua ba kiểu dạng sau: 2.1. Nhân vật là những mảnh vỡ bất an, tuyệt vọng Nếu trước kia, nhân vật bất an hay tuyệt vọng thường gắn liền với vấn đề mưu sinh, khó khăn về kinh tế thì giờ đây, ở thế kỉ XX, Raymond Carver trưng ra một hiện tồn mới rất đặc trưng cho cuộc sống hiện đại Mỹ. Con người hoài nghi, bất an, tuyệt vọng trước “một nước Mỹ hậu công nghiệp, một nước Mỹ ngập ngụa trong tàn bạo, nhàm chán, trong sự tầm thường ê chề, một nước Mỹ đã đánh mất sự ngây thơ của mình, đồng thời mất luôn cả khả năng đón nhận hạnh phúc. Truyện ngắn của Carver tựa như những mẫu giáo khoa về phân huỷ…” [Dương Tường]. Ở nhóm nhân vật này (chiếm 27/51 truyện), chủ yếu Carver bàn đến kiểu con người mang tâm trạng bất an tuyệt vọng do hai nguyên nhân chính: họ là nạn nhân của bi kịch gia đình hoặc vấn nạn thất nghiệp và Carver chỉ gợi mở thông tin về nhân vật ở tình trạng mảnh vỡ này. Nghĩa là họ vĩnh viễn chỉ là một lát cắt trích ngang trong bản lí lịch thiếu toàn vẹn. Điểm chung nổi bật trong nghệ thuật xây dựng kiểu loại nhân vật này là hầu hết số phận nhân vật đều gắn liền với thời gian hiện tại và không gian của nước Mỹ ngập ngụa những bế tắc, phân hủy. Đó là thời điểm họ đang phải đối mặt với mặt tối của nước Mỹ thời Reagan. Đọc truyện của Carver, thời gian của hiện tại gắn liền với vấn nạn thất nghiệp hay nguy cơ bị sa thải, mất việc. Tính chất hiện tại càng làm tăng mức độ khắc nghiệt của vấn nạn, nguy cơ mất việc và mất cuộc sống hạnh phúc bình dị nhất có thể xảy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các kiểu loại nhân vật mảnh vỡ Nhân vật mảnh vỡ Truyện ngắn Raymond Carver Nguyên tắc phi trung tâm trong văn học Văn học hậu hiện đạiTài liệu liên quan:
-
Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee
12 trang 78 1 0 -
171 trang 52 0 0
-
Xu hướng nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ dân tộc thiểu số
8 trang 24 0 0 -
Chất kịch trong trái tim chó của M.Bulgakov
7 trang 23 0 0 -
Cách kể 'hỗn độn' trong truyện ngắn Murakami Haruki
8 trang 19 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết John Maxwell Coetzee
207 trang 19 0 0 -
Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết 'Thành phố thủy tinh' của Paul Auster
5 trang 18 0 0 -
Trò chơi ngôn ngữ trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XXI
8 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê
97 trang 16 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tiểu thuyết Vũ Đình Giang từ góc nhìn hậu hiện đại
105 trang 15 0 0