Danh mục

Khởi nghiệp, lưu ý những gì?

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.75 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hỏi: Mình tốt nghiệp chuyên ngành ngoại thương và muốn khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ điện tử. Tuy nhiên mình đang rất lo lắng về những sai lầm khi chưa có kinh nghiệm. Nhịp sống trẻ có thể giúp mình?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp, lưu ý những gì? Khởi nghiệp, lưu ý những gì? Hỏi: Mình tốt nghiệp chuyên ngành ngoại thương và muốn khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ điện tử. Tuy nhiên mình đang rất lo lắng về những sai lầm khi chưa có kinh nghiệm. Nhịp sống trẻ có thể giúp mình? Trả lời: Xin được chia sẻ những kinh nghiệm được đúc kết từ trang web liên quan đến khởi nghiệp Entrepreneur như sau: 1. Cẩn trọng tối đa trong chi tiêu. Bạn có thể bỏ tiền mua một chiếc xe hoặc ăn một món yêu thích thoải mái trong thời sinh viên, còn khi khởi nghiệp thì chỉ một lần lỡ “vung tay” quá mức là có thể hủy hoại cả quá trình khởi nghiệp. Càng chi tiêu nhiều cho nhu cầu riêng của bản thân, số vốn bạn dành cho khởi nghiệp sẽ càng bị cạn. 2. Không có câu trả lời đúng. Khi học trong trường, bạn được dạy rằng sẽ luôn có kết quả hoặc đúng hoặc sai. Trong cuộc sống nói chung và trong khởi nghiệp nói riêng thì khác, bạn có thể đón nhận lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu nhưng đừng nên áp dụng rập khuôn bởi mỗi tình huống có một câu chuyện, hướng giải quyết riêng. Bạn cần linh động để xác định con đường phù hợp để đi. 3. Đừng cố nhồi nhét nhiều kiến thức. Bởi việc gắng nhớ nằm lòng tất cả thông tin và luôn làm theo những chỉ dẫn từ các giáo sư sẽ không thể giúp bạn khởi nghiệp thành công. Thay vì vậy, hãy cố gắng nắm bắt tất cả cơ hội đến với mình và khai thác tối đa chất lượng thay vì số lượng các buổi gặp mặt. 4. Không có chỗ cho người trung bình. Bạn có thể hoàn tất các môn học chỉ với điểm trung bình, nhưng bạn khó có thể thành công trong khởi nghiệp nếu không luôn nỗ lực hết mình để đạt điểm tối đa. Xã hội luôn có rất nhiều người tài cùng nguyện vọng khởi nghiệp như bạn, và bạn sẽ ra sao khi phải đối mặt với những “đối thủ” này trong nhiều vấn đề mà hai bên không cân sức? 5. Lúc nào cũng là “thời hạn chót”. Bạn sẽ có vô số công việc cần phải làm để theo kịp “thời hạn chót” (deadline) và luôn thấy thiếu thời gian. Chấp nhận khởi nghiệp đồng nghĩa bạn buộc phải tranh thủ từng chút thời gian để ngủ thay vì tham dự tiệc bạn bè. tùng cùng 6. Bằng cấp không quan trọng. Việc bạn tốt nghiệp từ ngôi trường danh tiếng hay bình thường sẽ không tác động nhiều đến suy nghĩ của các nhà đầu tư hoặc những doanh nhân khác. Chính những ý tưởng vượt trội và khả năng của bạn mới là điều kiện quyết. tiên 7. Tìm cố vấn phù hợp. Ở trường học bạn có thể học hỏi mọi điều với bạn bè, giáo sư... để đảm bảo bản thân hiểu rõ bài giảng. Tương tự, khi bạn khởi nghiệp, việc tìm kiếm một người cố vấn để hỗ trợ là cần thiết. Đó có thể là một doanh nhân đã về hưu, một người thầy trong quá khứ hoặc các cựu sinh viên cùng trường... 8. “Hi sinh” một số người bạn cũ. Nếu như trong quá khứ bạn chọn bạn để chơi đơn giản chỉ dựa vào những điểm chung trong sở thích như xem phim, ẩm thực... thì đây là thời điểm các tiêu chuẩn đó cần thay đổi. Những người bạn làm công ăn lương sẽ khó thể hiểu được những thử thách, khó khăn mà bạn đang gặp phải như những nhà kinh doanh khác. Hãy tìm người đi cùng hướng để có thể tận dụng thời gian chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. 9. Không thể lười biếng. Để khởi nghiệp thành công, bạn luôn phải làm việc một cách chăm chỉ nhất mọi lúc mọi nơi. 10. Biết chấp nhận thất bại. Một vài thất bại trong quá khứ và hiện tại không đồng nghĩa những quyết định kế tiếp của bạn sẽ lại sai. Chỉ cần bạn làm việc hết mình, biết cách thay đổi để thích nghi, những kết quả ngọt ngào nhất sẽ là điều trong tầm tay.

Tài liệu được xem nhiều: