Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế: Mở đầu Kinh điển khởi nghiệp: Tìm chìa khóa dưới chân cột đèn (*) Bài viết này được chuyển ngữ từ công trình có tên “Entrepreneurship and economic growth,” của tác giả Randall G. Holcombe; Giáo sư giữ ghế DeVoe Moore về Kinh tế học tại Florida State University. Công trình xuất bản trên tạp chí khoa học The Quarterly Journal of Austrian Economics 1(2): 45-62 (1998). Điều gì dẫn đến tăng trưởng kinh tế? Chấp nhận chút rủi ro do việc đơn giản hóa quá mức, những lời giải đáp do các nhà kinh tế học đưa ra cho câu hỏi này có thể được chia thành 2 trường phái chủ chốt. Một trường phái đi theo tư tưởng kinh tế của Adam Smith (1776) và trường phái kia đi theo tư tưởng của David Ricardo (1821). Smith, với mục tiêu bao trùm là nhằm tới sự hiểu biết về quá trình tạo ra của cải, đã khởi sự học thuyết của mình bằng bài học đầu tiên nói rằng việc phân công lao động bị giới hạn bởi quy mô của thị trường. Khi các thị trường mở rộng, quá trình khởi nghiệp dẫn tới đổi mới và sáng tạo, yếu tố lại dẫn tới việc tiếp tục phân công lao động và năng suất lao động tăng lên. Ngược lại, Ricardo tiên liệu rằng sản lượng kinh tế là hàm của các đầu vào bao gồm đất đai, lao động và tư bản (vốn). Quá trình đầu tư có thể sản sinh ra nhiều vốn hơn, nhưng do bị chế ngự bởi năng suất nhân tố cận biên giảm dần và do sự tồn tại của các nhân tố bị cố định như đất đai hữu hạn, sự tăng trưởng của dân số sẽ luôn luôn vượt trội sự tăng trưởng kinh tế, khiến cho phần lớn dân số bị giới hạn ở mức thu nhập chỉ đủ tồn tại. Những tư tưởng của Ricardo và bạn của ông, một nhân vật đương đại là Malthus (1798) đã hình thành nên cách nhìn về kinh tế học như một ngành “khoa học sầu thảm.“ Cách nhìn này rõ ràng là tương phản với cách nhìn của Smith về khởi nghiệp và sáng tạo-đổi mới, những nhân tố dẫn đến của cải gia tăng nhanh chóng. Cách thức diễn đạt về tăng trưởng của trường phái Smith và Ricardo như vừa nêu trên rõ ràng là đơn giản hóa rất nhiều, vì cả hai học giả đều có tầm hiểu biết sâu sắc hơn nhiều về quá trình tăng trưởng so với sự biểu đạt ngắn gọn ở trên. Ở khía cạnh nào đó, cách biểu đạt này khá “bất công” đối với cả Smith lẫn Ricardo vì chưa thể trình bày rõ được độ uyên thâm và sự dồi dào quan điểm cũng như kiến thức của các tiền bối này. Nhưng ở khía cạnh khác, cách biểu đạt này cũng khá công tâm. Đó là vì sau tất cả những phân tích và lập luận về quá trình tăng trưởng kinh tế, rốt cục Smith kết luận rằng tiềm năng tăng trưởng kinh tế hầu như là vô tận, trong khi đó Ricardo nhìn nhận rằng tiềm năng đó bị hạn chế ngặt nghèo bởi sự hữu hạn của nguồn lực kinh tế (và nhân tố cụ thể nhất ông nói tới là đất đai). Nếu có cách nào để nêu rõ sự tương phản các tư tưởng của các kinh tế gia, rõ ràng cách công bằng là biểu đạt theo các kết luận cuối cùng. Tầm nhìn của Smith về tăng trưởng kinh tế cho thấy chính xác hơn Ricardo, nhưng nghề nghiệp kinh tế học lại bám sát các tư tưởng của Ricardo hơn là của Smith trong việc phát triển tiếp lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Một phần lý do là vì bản chất so sánh tĩnh của quá trình mô hình hóa kinh tế (economic modeling) đã khiến cho cách tiếp cận hàm sản xuất của Ricardo có tính ứng dụng tốt hơn đối với công tác xây dựng mô hình, trong khi đó yếu tô “sáng tạo-đổi mới” của Smith dẫn tới tăng cường phân công lao động xã hội lại rất khó có thể lên mô hình nghiên cứu một cách chính xác. Hai nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith David Ricardo (1723-1790) (1772-1823) Khi mà kinh tế học đã ngày càng trưởng thành như một ngành khoa học ở thế kỷ XX, các nhà kinh tế cũng đã sẵn sàng hơn để đương đầu giải quyết những bài toán nằm trong nhóm vấn đề mô hình cân bằng tổng quát của nền kinh tế, chứ không phải để giải quyết các bài toán khó “tham số hóa.”[1] [1] Một nhà quan sát phát biểu rằng, “Khi công cụ duy nhất ta có là một chiếc búa, thì mọi sự vật trông đều giống cái đinh.” Phương pháp nghề nghiệp kinh tế học đối với việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế nhắc nhở chúng ta về một câu chuyện cười trong đó một gã đàn ông đứng dưới cột đèn đường tìm chìa khóa trong lúc một gã khác tiến đến hỏi xem có cần giúp đỡ. “Anh đánh rơi chiếc khóa ở đâu,” người có nhã ý giúp hỏi. “Ở phía bên kia đường,” trả lời. “Vậy tại sao anh lại tìm ở đây?” “À, do ở đây sáng hơn.” Bài chúng ta đang thảo luận là một thứ ánh sáng đèn không được sáng rõ lắm, nhưng có lẽ lại là nơi tìm được câu trả lời. Trong phương pháp hàm sản xuất Ricardo, đầu tư là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế, trong khi đó theo quan điểm của Smith, sáng tạo-đổi mới dẫn tới việc tăng mức phân công lao động xã hội chính là chìa khóa. Câu trả lời của Smith dường như là hoàn toàn đúng đắn, nhưng ông lại không giải thích quá trình sáng tạo diễn ra như thế nào. Kirzner (1973) đưa ra một hiểu biết rất quan trọng về khía cạnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Randall G. Holcombe trường phái kinh tế Adam Smith David Ricardo kinh nghiệm khởi nghiệp bài học thành côngTài liệu cùng danh mục:
-
4 trang 350 0 0
-
Làm thế nào để trở thành quản trị mạng
5 trang 267 0 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 211 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 203 0 0 -
Kỹ năng đưa ra Quyết đinh - Bắt đầu nào!!!
12 trang 198 0 0 -
Nên chọn công ty tốt hay cấp trên tốt
4 trang 191 0 0 -
Quản trị công ty gia đình tốt: Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
7 trang 181 0 0 -
Cẩm nang Quản lý hiệu quả: Quản lý dự án
72 trang 180 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 177 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0