Danh mục

Khối sưng trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau cuộc sinh nở mệt nhọc, lần đầu tiên nhìn thấy mặt con, các bà mẹ không khỏi lo lắng khi nhìn thấy trên đỉnh đầu của bé có một khối sưng to như quả trứng gà. Vậy khối sưng này là gì? Nguyên nhân do đâu ? Có biến chứng gì không ? Theo dõi và điều trị như thế nào và thời điểm nào cần đến sự can thiệp của y khoa?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khối sưng trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh Khối sưng trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh Sau cuộc sinh nở mệt nhọc, lần đầu tiên nhìn thấy mặt con, các bà mẹ không khỏi lo lắng khi nhìn thấy trên đỉnh đầu của bé có một khối sưng to như quả trứng gà. Vậy khối sưng này là gì? Nguyên nhân do đâu ? Có biến chứng gì không ? Theo dõi và điều trị như thế nào và thời điểm nàocần đến sự can thiệp của y khoa?Khối sưng đó là gì và nguyên nhân do đâu ?Khối sưng trên đỉnh sau đầu của trẻ sơ sinh thường có haidạng:- Khối sưng do sự phù nề của da đầu. Khối sưng do máu tụdưới da đầu.Cả hai trường hợp đều do chấn thương da đầu do áp lựcxảy ra trong quá trình sanh.- Khối sưng do sự phù nề của da đầu thường kèm theo hiệntượng chồng sọ. Sọ của các bé sơ sinh được cấu tạo bởinhiều mảnh xương nhỏ. Nơi các xương gặp nhau gọi làkhớp sọ.Dưới tác động của áp lực do sinh khó hoặc do dụng cụ giúpsinh tạo nên làm cho da đầu bị phù nề và có thể kèm theohiện tượng các xương sọ chồng lên nhau, khi sờ vào khôngcòn thấy khớp sọ.Khối sưng do máu tụ dưới da đầu là do các mạch máu nhỏdưới da đầu bị vỡ, máu chảy và tụ lại dưới da đầu tạo thànhmột khối. Não không bị tổn thương.Khối sưng xuất hiện khi nào và sẽ biến mất trong baolâu ?Khối sưng này thường xuất hiện vài giờ sau sanh và thườngtự biến mất sau vài tuần đến vài tháng mà ít khi để lại dichứng.Khối sưng trên da đầu có thể có những biến chứng gì ?Khi thấy cháu có khối sưng trên đỉnh đầu cần kiểm tra cácbiến chứng sau:- Gãy xương sọ: thường tự lành mà không có vấn đề gì- Thiếu máu: gặp trong trường hợp khối máu tụ to do mộtmất một lượng máu khá lớn.- Vàng da: do lượng máu tụ trên da đầu thoái biến thànhbilirubin – chất gây vàng da ở trẻ sơ sinh.- Một số rất ít trường hợp có biến chứng nặng máu chảyvào trong não hoặc chấn thương não do vỡ xương sọ.- Một số trường hợp nơi máu tụ bị can xi hóa tạo thành mộtcục cứng trên da đầu.Điều trị như thế nào ?Đa số trường hợp không cần điều trị gì. Nếu nghi ngờ gãyxương sọ có thể chụp X-quang kiểm tra và thực hiện một sốxét nghiệm khác. Vàng da do máu tụ thường nhẹ, chỉ cầntheo dõi. Nếu trẻ bị vàng da nặng sẽ được chiếu đèn.Khi nào đưa bé đến bệnh viện ?Phụ huynh cần đưa cháu đến bệnh viện để các bác sĩchuyên khoa kiểm tra khi thấy cháu có một trong nhữngbiểu hiện sau:- Khối sưng không giảm dần sau khi xuất viện về nhà- Bé bị vàng da- Bé kích thích, quấy khóc liên tục không dỗ được

Tài liệu được xem nhiều: