Không Có Cửa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 223.94 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đúng ra thì Toro không có trong danh sách những điều cần biết trước khi chết. Tôi cũng không có danh sách đó. Dun rủi sao mà gặp một nhà tài trợ lãng mạn, tuy làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, rất có lòng với văn học nghệ thuật, đặc biệt thường ra tay cứu giúp những kẻ sĩ cơ nhỡ. Chưa đầy 40 tuổi nhưng ông ta vững vàng với một gia đình hạt nhân đẹp như chuyện cổ tích. Một người vợ có học, hai đứa con khoẻ mạnh, một ngôi nhà có bề ngang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không Có Cửavietmessenger.com Trần Thị Ngh Không Có Cửa1. NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỒNG ĐIỆUĐúng ra thì Toro không có trong danh sách những điều cần biết trước khi chết. Tôi cũngkhông có danh sách đó. Dun rủi sao mà gặp một nhà tài trợ lãng mạn, tuy làm việc trong lĩnhvực khoa học kỹ thuật, rất có lòng với văn học nghệ thuật, đặc biệt thường ra tay cứu giúpnhững kẻ sĩ cơ nhỡ.Chưa đầy 40 tuổi nhưng ông ta vững vàng với một gia đình hạt nhân đẹp như chuyện cổtích. Một người vợ có học, hai đứa con khoẻ mạnh, một ngôi nhà có bề ngang bằng bề dàicủa hai cái nhà tầm tầm, còn bề dài thì bằng bề ngang lũy thừa n. Tranh quý trên tường,thảm dầy dưới sàn, đèn chùm trên trần, phòng khách 1, phòng khách 2, vườn trước, vườnsau, thư viện ở tầng hầm, xung quanh là khu nhà giàu với những con đường đi dạo dànhcho kẻ no đủ muốn chạy bộ cho thon và thiếu nữ đùi đẹp dẫn chó đi vệ sinh. Tôi biết nhữngchi tiết này qua mớ ảnh ông ta cho xem.Với một người viết thập thò như tôi, nhà tài trợ gợi ý một quyển tiểu thuyết 300 trang, chủ đềxoay quanh cuộc chiến tranh trong lòng người Việt Nam hoà bình. Tác giả phải làm sao khuibật ra hình ảnh những thân phận, những kẻ sa cơ trong một xã hội Tây phương có nhiềuhơn đủ, những hỗn mang trong lòng người Việt Nam đang sống ở một góc an lành của địacầu. Trong chuyến về thăm nhà 8 tháng trước, qua một quá trình giới thiệu nhiều tầng, nhàtài trợ đã móc tôi ra từ một con hẻm lèng phèng của thành phố, làm giấy tờ bảo lãnh, muacho cái vé máy bay, đón ở phi trường Toro lúc 1 giờ khuya, ấn vào túi áo khoác một xấp tiềnmặt, đưa về trại sáng tác tế bần ở đường Cedric, bảo cái cuộc chiến tranh đó – với bối cảnhToro và nhân vật Việt – nên kết thúc trong thời gian tối đa là 6 tháng.Tôi không biết trong ngôi nhà tình nghĩa của nhà tài trợ đã có sẵn hai tay sa cơ lỡ vận. Khitôi bước vào, đồng hồ trên tường gõ hai tiếng thánh thót. Một người đàn ông mặt mũi nhánhem từ trên cầu thang bước xuống, đầu cúi gầm, hai ống chân đâm ra từ hai lỗ quần đùirộng, tay phải cầm cái tô. Chúng tôi chào nhau, tôi chìa tay ra, lúc ấy va còn hai nấc thangnữa mới bước đụng sàn nhà tầng trệt.Va chuyển cái tô sang tay trái, bàn tay chìa ra cho tôi bắt hơi khô, không có nhiệt độ rõ rệt.Trong khi người đàn ông bưng tô biến vô gian bếp phía sau, nhà tài trợ làm cử chỉ tổng kếtvẽ một vòng giới thiệu phòng khách. Màu chủ đạo là đỏ, điểm xuyết một cái bàn thấp hìnhchữ nhật màu đen trấn trên sàn gỗ đánh vẹc-ni vàng nâu. Aám, nhưng sẽ cho cảm giác oinếu nhiệt độ vượt quá 20. Không có chi tiết nào khác, kể cả ghế ngồi. Tôi nghĩ nhanh, được,có vẻ Yamamoto hoặc Watanabe, hay Yukio Mishima thì cũng vậy, nơi này mình sẽ hara-kiriđây. Nhà tài trợ giục lên tầng trên, lướt ngang qua hai cửa phòng he hé, chỉ tay vào cái ổ đãđược chuẩn bị tươm tất nằm ở cuối dãy, xong chào tạm biệt.Tôi đã bắt đầu mùa hè ở Toro như vậy đó. Phải mất cả tuần lễ để điều chỉnh đồng hồ sinhhọc, nhưng chỉ cần nửa buổi để nắm tình hình dân số và sinh hoạt thường ngày trong nhàtình nghĩa. Ngoài người đàn ông có bàn tay khô mà tôi đã gặp 2 giờ sáng lúc mới đến, còncó một trung niên thi sĩ ban ngày ngủ và làm thơ, ban đêm làm thợ ở một cơ sở chế biếnthực phẩm. Đại khái là ông kia biến đi buổi sáng lúc ông này về nhà từ ca đêm trước giờcơm trưa. Nói tóm lại tăng ni trụ trì cùng một chùa, dùng chung bồn tắm bàn cầu lavaborobinet và các thứ còn lại trong nhà bếp, hiếm khi tập họp đủ mặt trừ hai ngày cuối tuần.Xem nào, 6 tháng cho 300 trang tính ra mỗi tháng 50 trang, mỗi ngày xỉu xỉu 2 trang. Được,dư sức. Thậm chí còn dư thì giờ để lần theo cẩm nang du lịch đi tàng tàng trong High Parkhoặc lần mò vô làng Kleinburg tìm ngôi nhà gỗ thơ mộng của vợ chồng McMichael xem bộsưu tập tranh phong cảnh của nhóm 7 người, hay đi phà ra đảo kiếm màu xanh lá cây. Lẽ ratôi đã bắt đầu làm việc sau tách cà phê buổi sáng đầu tiên ở Toro, nhưng cái tủ lạnh trốnghoác khiến tôi quyết định đi chợ. Trong gian bếp hẹp, tôi gặp lại người đàn ông tay khô bưngtô. Chân dung va nhìn từ dưới lên cách hai nấc thang trong ánh sáng vàng khè của ngọnđèn tường đêm hôm trước, đã khác nhiều sáng hôm sau trong nắng sớm mùa hè. Tôi táymáy đặt va lên cùng một mặt phẳng, gạch đường chân trời làm chuẩn. Phối cảnh, nhìn từbàn ăn, lúc va đứng châm nước sôi vào phin cà-phê cho thấy – qua lăng kính của ngườithiếu ngủ sau cuộc hành trình triền miên mấy chục ngàn cây số – một cơ thể khá tráng kiệnnhưng hơi xiêu vẹo ở phần vai. Hình như một bên rớt một bên rút. Cũng chẳng biết nữa, tôinheo mắt để điều tiết rồi cho đồng tử dãn. À há, một bên rớt một bên rút. Trong cự ly hai métrưỡi tôi phác nhanh cái đầu tóc đinh muối tiêu – hơi ít tiêu nhiều muối, mắt mí lót viền haihốc cạn – tuy thiếu tinh anh nhưng không thể cho là u ẩn, một đôi mắt không gây ấn tượnggì đặc biệt. Điểm nhấn nằm ở răng; môi trên bấu vô, môi dưới đỡ, chăm chăm níu hai dãyrăng sứ trắng ỡn vốn không có dấu hiệu gì sắp lọt ra ngoài. Với cấu trúc gáy hơi gập, vakhông nhìn thẳng theo đường chân trời mà vục mặt xuống rồi bắn ngược ánh nhìn lên, trôngthật vất vả cho người nhìn lẫn người bị nhìn.Tôi đi chợ, bằm xắt xào nấu chuẩn bị bữa ăn cho cả chùa, gọi là thí phát cúng dường. Tăngni thọ trai chung ngày hôm đó. Chẳng ai nói gì, chắc lo giữ giới. Cuối bữa va nói thích móncanh. Trung niên thi sĩ lừng khừng đi ngủ lúc còn nắng chiều, sau khi hứa cuối tuần sẽ đưasư nữ đi chơi.Sáng ngày thứ hai, nhìn xuống đường từ cửa sổ phòng, tôi thấy va rời nhà. Đầu cúi cúi, vairút vai rớt, một tay thọc túi quần soọc, một tay đu đưa, lòng bàn tay lật hẳn ra sau. Bay vàophòng tắm tôi bắt đầu chùi tẩy cái bồn đóng cáu đen sì, chắc đã lưu niên đểà vậy. Coi nhưcuộc chiến tranh trong lòng người Việt nam hoà bình chưa bắt đầu được chữ nào. Ngày đầutiên đi chợ nấu ăn, ngày thứ nhì làm vệ sinh nhà cửa. Buổi chiều đọc bậy bạ một tí rồi xemphim tài liệu về Frida Kahlo. Lẽ ra thì không nên ngồi thu lu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không Có Cửavietmessenger.com Trần Thị Ngh Không Có Cửa1. NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỒNG ĐIỆUĐúng ra thì Toro không có trong danh sách những điều cần biết trước khi chết. Tôi cũngkhông có danh sách đó. Dun rủi sao mà gặp một nhà tài trợ lãng mạn, tuy làm việc trong lĩnhvực khoa học kỹ thuật, rất có lòng với văn học nghệ thuật, đặc biệt thường ra tay cứu giúpnhững kẻ sĩ cơ nhỡ.Chưa đầy 40 tuổi nhưng ông ta vững vàng với một gia đình hạt nhân đẹp như chuyện cổtích. Một người vợ có học, hai đứa con khoẻ mạnh, một ngôi nhà có bề ngang bằng bề dàicủa hai cái nhà tầm tầm, còn bề dài thì bằng bề ngang lũy thừa n. Tranh quý trên tường,thảm dầy dưới sàn, đèn chùm trên trần, phòng khách 1, phòng khách 2, vườn trước, vườnsau, thư viện ở tầng hầm, xung quanh là khu nhà giàu với những con đường đi dạo dànhcho kẻ no đủ muốn chạy bộ cho thon và thiếu nữ đùi đẹp dẫn chó đi vệ sinh. Tôi biết nhữngchi tiết này qua mớ ảnh ông ta cho xem.Với một người viết thập thò như tôi, nhà tài trợ gợi ý một quyển tiểu thuyết 300 trang, chủ đềxoay quanh cuộc chiến tranh trong lòng người Việt Nam hoà bình. Tác giả phải làm sao khuibật ra hình ảnh những thân phận, những kẻ sa cơ trong một xã hội Tây phương có nhiềuhơn đủ, những hỗn mang trong lòng người Việt Nam đang sống ở một góc an lành của địacầu. Trong chuyến về thăm nhà 8 tháng trước, qua một quá trình giới thiệu nhiều tầng, nhàtài trợ đã móc tôi ra từ một con hẻm lèng phèng của thành phố, làm giấy tờ bảo lãnh, muacho cái vé máy bay, đón ở phi trường Toro lúc 1 giờ khuya, ấn vào túi áo khoác một xấp tiềnmặt, đưa về trại sáng tác tế bần ở đường Cedric, bảo cái cuộc chiến tranh đó – với bối cảnhToro và nhân vật Việt – nên kết thúc trong thời gian tối đa là 6 tháng.Tôi không biết trong ngôi nhà tình nghĩa của nhà tài trợ đã có sẵn hai tay sa cơ lỡ vận. Khitôi bước vào, đồng hồ trên tường gõ hai tiếng thánh thót. Một người đàn ông mặt mũi nhánhem từ trên cầu thang bước xuống, đầu cúi gầm, hai ống chân đâm ra từ hai lỗ quần đùirộng, tay phải cầm cái tô. Chúng tôi chào nhau, tôi chìa tay ra, lúc ấy va còn hai nấc thangnữa mới bước đụng sàn nhà tầng trệt.Va chuyển cái tô sang tay trái, bàn tay chìa ra cho tôi bắt hơi khô, không có nhiệt độ rõ rệt.Trong khi người đàn ông bưng tô biến vô gian bếp phía sau, nhà tài trợ làm cử chỉ tổng kếtvẽ một vòng giới thiệu phòng khách. Màu chủ đạo là đỏ, điểm xuyết một cái bàn thấp hìnhchữ nhật màu đen trấn trên sàn gỗ đánh vẹc-ni vàng nâu. Aám, nhưng sẽ cho cảm giác oinếu nhiệt độ vượt quá 20. Không có chi tiết nào khác, kể cả ghế ngồi. Tôi nghĩ nhanh, được,có vẻ Yamamoto hoặc Watanabe, hay Yukio Mishima thì cũng vậy, nơi này mình sẽ hara-kiriđây. Nhà tài trợ giục lên tầng trên, lướt ngang qua hai cửa phòng he hé, chỉ tay vào cái ổ đãđược chuẩn bị tươm tất nằm ở cuối dãy, xong chào tạm biệt.Tôi đã bắt đầu mùa hè ở Toro như vậy đó. Phải mất cả tuần lễ để điều chỉnh đồng hồ sinhhọc, nhưng chỉ cần nửa buổi để nắm tình hình dân số và sinh hoạt thường ngày trong nhàtình nghĩa. Ngoài người đàn ông có bàn tay khô mà tôi đã gặp 2 giờ sáng lúc mới đến, còncó một trung niên thi sĩ ban ngày ngủ và làm thơ, ban đêm làm thợ ở một cơ sở chế biếnthực phẩm. Đại khái là ông kia biến đi buổi sáng lúc ông này về nhà từ ca đêm trước giờcơm trưa. Nói tóm lại tăng ni trụ trì cùng một chùa, dùng chung bồn tắm bàn cầu lavaborobinet và các thứ còn lại trong nhà bếp, hiếm khi tập họp đủ mặt trừ hai ngày cuối tuần.Xem nào, 6 tháng cho 300 trang tính ra mỗi tháng 50 trang, mỗi ngày xỉu xỉu 2 trang. Được,dư sức. Thậm chí còn dư thì giờ để lần theo cẩm nang du lịch đi tàng tàng trong High Parkhoặc lần mò vô làng Kleinburg tìm ngôi nhà gỗ thơ mộng của vợ chồng McMichael xem bộsưu tập tranh phong cảnh của nhóm 7 người, hay đi phà ra đảo kiếm màu xanh lá cây. Lẽ ratôi đã bắt đầu làm việc sau tách cà phê buổi sáng đầu tiên ở Toro, nhưng cái tủ lạnh trốnghoác khiến tôi quyết định đi chợ. Trong gian bếp hẹp, tôi gặp lại người đàn ông tay khô bưngtô. Chân dung va nhìn từ dưới lên cách hai nấc thang trong ánh sáng vàng khè của ngọnđèn tường đêm hôm trước, đã khác nhiều sáng hôm sau trong nắng sớm mùa hè. Tôi táymáy đặt va lên cùng một mặt phẳng, gạch đường chân trời làm chuẩn. Phối cảnh, nhìn từbàn ăn, lúc va đứng châm nước sôi vào phin cà-phê cho thấy – qua lăng kính của ngườithiếu ngủ sau cuộc hành trình triền miên mấy chục ngàn cây số – một cơ thể khá tráng kiệnnhưng hơi xiêu vẹo ở phần vai. Hình như một bên rớt một bên rút. Cũng chẳng biết nữa, tôinheo mắt để điều tiết rồi cho đồng tử dãn. À há, một bên rớt một bên rút. Trong cự ly hai métrưỡi tôi phác nhanh cái đầu tóc đinh muối tiêu – hơi ít tiêu nhiều muối, mắt mí lót viền haihốc cạn – tuy thiếu tinh anh nhưng không thể cho là u ẩn, một đôi mắt không gây ấn tượnggì đặc biệt. Điểm nhấn nằm ở răng; môi trên bấu vô, môi dưới đỡ, chăm chăm níu hai dãyrăng sứ trắng ỡn vốn không có dấu hiệu gì sắp lọt ra ngoài. Với cấu trúc gáy hơi gập, vakhông nhìn thẳng theo đường chân trời mà vục mặt xuống rồi bắn ngược ánh nhìn lên, trôngthật vất vả cho người nhìn lẫn người bị nhìn.Tôi đi chợ, bằm xắt xào nấu chuẩn bị bữa ăn cho cả chùa, gọi là thí phát cúng dường. Tăngni thọ trai chung ngày hôm đó. Chẳng ai nói gì, chắc lo giữ giới. Cuối bữa va nói thích móncanh. Trung niên thi sĩ lừng khừng đi ngủ lúc còn nắng chiều, sau khi hứa cuối tuần sẽ đưasư nữ đi chơi.Sáng ngày thứ hai, nhìn xuống đường từ cửa sổ phòng, tôi thấy va rời nhà. Đầu cúi cúi, vairút vai rớt, một tay thọc túi quần soọc, một tay đu đưa, lòng bàn tay lật hẳn ra sau. Bay vàophòng tắm tôi bắt đầu chùi tẩy cái bồn đóng cáu đen sì, chắc đã lưu niên đểà vậy. Coi nhưcuộc chiến tranh trong lòng người Việt nam hoà bình chưa bắt đầu được chữ nào. Ngày đầutiên đi chợ nấu ăn, ngày thứ nhì làm vệ sinh nhà cửa. Buổi chiều đọc bậy bạ một tí rồi xemphim tài liệu về Frida Kahlo. Lẽ ra thì không nên ngồi thu lu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Không Có Cửa Trần Thị Ngh truyện ngắn Việt Nam truyện ngắn văn học hiện đại câu chuyện đời thườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 245 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 105 0 0 -
4 trang 80 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 56 0 0 -
8 trang 53 0 0
-
171 trang 51 0 0
-
3 trang 47 0 0
-
2 trang 45 0 0
-
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (In lần thứ 20): Phần 1
89 trang 43 0 0 -
12 trang 42 0 0