Danh mục

Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày nghiên cứu, khoanh vùng phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế KHU VỰC, PHẠM VI VÀ DIỆN TÍCH PHÂN BỐ CỦA HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) VÀ CHỔI SỂ (BAECKEA FRUTESCENS L.) Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ THU HẰNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckeafrutescens L.) là hai loài cây sản xuất tinh dầu từ lâu. Mặt khác, đây cũng là hai loài thực vật bản địa có giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường như: hạn chế xói mòn trong mùa mưa, cải tạo đất, giữ nước, hạn chế hiện tượng cát di động trong mùa khô… Tuy nhiên, các giá trị này không mang lại nguồn lợi trực tiếp cho người dân, đồng thời nguồn nguyên liệu khai thác làm tinh dầu là cây mọc tự nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, biến đổi khí hậu... dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên, kéo theo những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái. Trên địa bàn toàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê được 8 khu vực phân bố tập trung ở 5 xã: Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương và thị trấn Phong Điền, với tổng diện tích điều tra được là 11,7500km2 (2016). Các khu vực được thống kê nằm trong vùng có chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) thấp dao động từ 0,05 - 0,3, đây là vùng có độ che phủ thấp nhưng chiếm đến 61,3 % tổng diện tích. Do vậy cần khoanh vùng bảo tồn vùng nguyên liệu góp phần làm tăng độ che phủ của vùng theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell), Chổi sể (Baeckeafrutescens L.)1. GIỚI THIỆU Huyện Phong Điền, nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây có địa hình đa dạngtạo điều kiện hình thành nhiều hệ sinh thái khác nhau như ven biển, đầm phá và vùng cát hết sứcđặc trưng. Là huyện còn diện tích tương đối lớn về nguồn tài nguyên cây cho tinh dầu tự nhiên,trong đó có hai loài phổ biến nhất là Tràm gió và Chổi sể. Mặt khác, với khả năng chống chịu tốtvới mùa khô hạn thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa lại ngập úng, đất đai nghèo dinh dưỡng,chua phèn nên Tràm gió và Chổi sể được xem là loài cây có phổ sinh thái khá rộng[1,3,4,6],đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái nơi đây. Một trong những ưu thế khi sử dụng hai loài cây này để sản xuất tinh dầu ngoài sản phẩmcó chất lượng tốt về mặt dược liệu thì còn phải kể đến khả năng cung cấp nguyên liệu cao, dođây là những cây gỗ nhỏ hay cây bụi lâu năm, tinh dầu được tách chiết và chưng cất được lấy từlá nên cây có khả năng tái sinh và phục hồi cao. Tuy nhiên, sự phong phú này cũng chỉ có giớihạn vìnguyên liệu mà người dân khai thác là cây mọc tự nhiên chưa chú ý đến biện pháp gâytrồng, bảo tồn vùng nguyên liệu; đồng thời ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đấttại địa phương, biến đổi khí hậu... dẫn đến sự suy giảm về vùng phân bố, sản lượng và chấtlượng nguồn tài nguyên, kéo theo những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái. Do vậy, việcnghiên cứu, khoanh vùng phân bố hai loài cây này là rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu và thu mẫu ngoài thực địa - Sử dụng GPS (Global Postioning System) để định vị tọa độ các phân vùng sinh thái trongkhu vực nghiên cứu. Sau đó, xác định tọa độ và khoanh vùng nghiên cứu. 312KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 - Dựa trên số liệu tọa độ đã có, tiến hành thiết lập hệ thống mạng lưới các ô tiêu chuẩn theophương pháp thu mẫu hệ thống. - Tiến hành chọn các ô tiêu chuẩn một cách ngẫu nhiên và xác định tọa độ các ô nghiêncứu cho từng phân vùng sinh thái: vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố - Sử dụng GPS để định vị tọa độ các phân vùng sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Sauđó, xác định tọa độ và khoanh vùng nghiên cứu. - Dựa trên bản đồ hành chính và ảnh vệ tinh của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huếxây dựng thêm lớp phân bố đối tượng nghiên cứu. - Áp dụng công nghệ GIS (Geographic Information System), phần mềm Mapinfo, Arcmapkết hợp với kết quả điều tra thực địa để xây dựng bản đồ vùng phân bố của loài Tràm gió vàChổi sể trong khu vực nghiên cứu.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Khu vực phân bố của hai loài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phong Điền - Phân bố theo địa lý Kết quả khảo sát và điều tra thực địa trên địa bàn của huyện Phong Điền cho thấy: Hai đốitượng nghiên cứu được tìm thấy trong 14/16 xã, thị trấn; 2 xã không tìm thấy đó là Phong Hải và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: